Bật mí 'bảo bối' cầu vận may trong dịp Tết của một số nước

Trong ngày Tết Nguyên đán, một số nước ở châu Á có nhiều phong tục thú vị. Theo đó, một vài 'bảo bối' được người dân sử dụng để cầu mong một năm mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thịnh vượng.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đón Tết Nguyên đán giống Việt Nam. Vào dịp này, nhiều phong tục truyền thống thú vị được người dân thực hiện để đón chào một năm mới bình an, thịnh vượng và may mắn. Vào đêm Giao thừa và sáng mùng 1 Tết âm lịch, người dân Trung Quốc sẽ đốt pháo. Theo quan niệm dân gian, tiếng nổ của pháo sẽ khiến lũ quái vật sợ hãi và xua đuổi xui xẻo.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đón Tết Nguyên đán giống Việt Nam. Vào dịp này, nhiều phong tục truyền thống thú vị được người dân thực hiện để đón chào một năm mới bình an, thịnh vượng và may mắn. Vào đêm Giao thừa và sáng mùng 1 Tết âm lịch, người dân Trung Quốc sẽ đốt pháo. Theo quan niệm dân gian, tiếng nổ của pháo sẽ khiến lũ quái vật sợ hãi và xua đuổi xui xẻo.

Người Trung Quốc cũng thực hiện đốt vàng mã cho người thân đã mất vì tin rằng việc làm này sẽ mang đến tài lộc và may mắn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Người Trung Quốc cũng thực hiện đốt vàng mã cho người thân đã mất vì tin rằng việc làm này sẽ mang đến tài lộc và may mắn cho người quá cố ở thế giới bên kia.

Người Trung Quốc thường trao bao lì xì màu đỏ cho người thân. Số tiền trong bao lì xì có thể có các mệnh giá khác nhau và phản ánh những con số may mắn. Những con số đẹp được nhiều người thích để trong lì xì là 8 vì phát âm giống từ “Phát” trong “phát tài”, hoặc số 9 mang ý nghĩa “trường thọ”. Vì vậy, những phong bao lì xì này được xem như "bảo bối" mà những người trao muốn chuyển vận may sang cho người nhận.

Người Trung Quốc thường trao bao lì xì màu đỏ cho người thân. Số tiền trong bao lì xì có thể có các mệnh giá khác nhau và phản ánh những con số may mắn. Những con số đẹp được nhiều người thích để trong lì xì là 8 vì phát âm giống từ “Phát” trong “phát tài”, hoặc số 9 mang ý nghĩa “trường thọ”. Vì vậy, những phong bao lì xì này được xem như "bảo bối" mà những người trao muốn chuyển vận may sang cho người nhận.

Thêm nữa, trong ngày đầu năm mới, người Trung Quốc thường ăn sủi cảo. Món ăn này có hình dạng giống quan tiền nên được người dân quan niệm là món ăn mang lại tài lộc cho cả năm.

Thêm nữa, trong ngày đầu năm mới, người Trung Quốc thường ăn sủi cảo. Món ăn này có hình dạng giống quan tiền nên được người dân quan niệm là món ăn mang lại tài lộc cho cả năm.

Hàn Quốc cũng có phong tục đón Tết Nguyên đán độc đáo để cầu mong một năm mới may mắn và thịnh vượng. Trong dịp này, con cháu sẽ làm lễ Sebae bằng việc bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn.

Hàn Quốc cũng có phong tục đón Tết Nguyên đán độc đáo để cầu mong một năm mới may mắn và thịnh vượng. Trong dịp này, con cháu sẽ làm lễ Sebae bằng việc bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn.

Trước khi cúi đầu bái lạy, trẻ em sẽ hô vang "saehae bok manee badesaeyo" có nghĩa "mong nhiều phúc lành sẽ đến với ông bà hoặc bố mẹ".

Trước khi cúi đầu bái lạy, trẻ em sẽ hô vang "saehae bok manee badesaeyo" có nghĩa "mong nhiều phúc lành sẽ đến với ông bà hoặc bố mẹ".

Kế đến, ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền mặt, vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.

Kế đến, ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền mặt, vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí của người con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đó.

Theo quan niệm của người Hàn Quốc, những thứ trên tượng trưng cho may mắn, phát tài và phúc lộc trong năm mới. Đây là những điều mà ông bà, cha mẹ mong muốn con cái sẽ đạt được trong 12 tháng tới.

Theo quan niệm của người Hàn Quốc, những thứ trên tượng trưng cho may mắn, phát tài và phúc lộc trong năm mới. Đây là những điều mà ông bà, cha mẹ mong muốn con cái sẽ đạt được trong 12 tháng tới.

Tại Malaysia và Singapore, bữa cơm đầu năm mới trong Tết âm lịch đều có món gỏi cá Yu Sheng. Món ăn với màu sắc bắt mắt này thường được dùng làm khai vị trong những bữa tiệc năm.

Tại Malaysia và Singapore, bữa cơm đầu năm mới trong Tết âm lịch đều có món gỏi cá Yu Sheng. Món ăn với màu sắc bắt mắt này thường được dùng làm khai vị trong những bữa tiệc năm.

Sở dĩ người dân Malaysia và Singapore ăn món này với ý nghĩa mang đến sự khởi đầu may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Sở dĩ người dân Malaysia và Singapore ăn món này với ý nghĩa mang đến sự khởi đầu may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.

Mời độc giả xem video: Xu hướng chọn đào Tết năm nay. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bat-mi-bao-boi-cau-van-may-trong-dip-tet-cua-mot-so-nuoc-1493566.html