Bầu cử Thủ tướng Thái Lan: Những gương mặt tiềm năng
Trước khi bị tước tư cách ứng viên thủ tướng, ông Pita Limjaroenrat đã bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan đình chỉ tư cách nghị sĩ tạm thời, trong khi tòa xem xét cáo buộc ông vi phạm quy định bầu cử.
Ông Pita bị cáo buộc sở hữu cổ phiếu của công ty truyền thông, trong khi Luật Bầu cử Thái Lan quy định các ứng viên nghị sĩ không được sở hữu công ty truyền thông. Cơ hội trở thành thủ tướng của chính trị gia trẻ tuổi Pita Limjaroenrat đã khép lại nhưng đồng thời cũng mở ra cánh cửa cho những gương mặt triển vọng của các đảng khác.
Là một tài phiệt bất động sản được các lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng của Thái Lan yêu quý, tỷ phú Srettha từng được đánh giá là một trong 3 ứng viên tiềm năng nhất cho ghế thủ tướng. Dù vậy theo các chuyên gia, dù là người có khả năng thỏa hiệp lớn thì ông Srettha cũng sẽ phải nỗ lực rất nhiều để thu hút đủ phiếu ủng hộ từ các nghị sĩ tại lưỡng viện Quốc hội để trở thành thủ tướng.
Bà Paetongtarn từng tuyên bố sẵn sàng ra tranh cử chức thủ tướng và nhận được nhiều sự ủng hộ của những người trung thành với gia tộc Shinawatra. Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng nỗ lực tranh cử của bà có thể vấp phải sự phản đối của các thượng nghị sĩ Thái Lan, những người không có thiện cảm với cha của bà.
Một số thông tin cho hay, ông Prawit sẽ được đảng Palang Pracharat đề cử vào ghế thủ tướng và nhiều khả năng sẽ nhận được sự ủng hộ lớn của 250 thượng nghị sĩ.
Dù bất cứ gương mặt nào được đề cử cũng sẽ phải nỗ lực để nhận được đủ số phiếu bầu để trở thành thủ tướng. Đây là trách nhiệm nặng nề đặt trên vai các nghị sĩ Thái Lan trong bối cảnh đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ của những người ủng hộ ứng cử viên Pita. Kịch bản nổ ra biểu tình và sự chậm trễ hơn nữa trong việc thành lập chính phủ sẽ tiếp tục đè nặng lên thị trường chứng khoán, trái phiếu và đồng nội tệ của Thái Lan vốn đã gặp nhiều thách thức thời gian qua.
QT