Bế giảng lớp truyền dạy nghề gốm mộc truyền thống dân tộc Churu

Sau hơn 2 tháng diễn ra, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng phối hợp với UBND huyện Đơn Dương tổ chức bế giảng lớp truyền dạy nghề làm gốm truyền thống Churu tại thôn Krăng Gọ, xã Pró.

Tham dự có ông Trần Thanh Hoài - Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, lãnh đạo các phòng, ban của huyện, lãnh đạo xã Pró cùng các nghệ nhân và đông đảo bà con trong thôn.

Lớp học đã tạo ra không gian truyền nghề, học nghề cho thế hệ trẻ

Lớp học đã tạo ra không gian truyền nghề, học nghề cho thế hệ trẻ

Tham dự lớp học, 30 học viên là nữ giới từ 11 – 66 tuổi sinh sống tại thôn Krăngọ, xã Pró đã được 4 nghệ nhân Ma Ly, Ma Bi, Ma Phong và Ma Lan tận tình truyền dạy các bí kíp của nghề làm gốm mộc truyền thống.

Lớp học đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú

Lớp học đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú

Các học viên được các nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm cầm tay chỉ dẫn từ khâu chọn đất, giã đất, phơi, nhào nước, kỹ thuật nặn gốm, tạo tác hình gốm, tạo các sản phẩm, vật dụng với các hình dàng kích thước công dụng khác nhau, tạo hoa văn, các nung, tạo màu sắc mộc…

Lớp học đã làm sống dậy không khí làng nghề truyền thống

Lớp học đã làm sống dậy không khí làng nghề truyền thống

Sau thời gian truyền dạy, sự nỗ lực cố gắng học tập của các học viên, sự nhiệt tình hướng dẫn, truyền dạy của các nghệ nhân, lớp học đã đạt được kết quả cao. Tất cả các học viên đã hoàn thành chương trình, nội dung học tập; học viên được hướng dẫn các kỹ năng làm gốm và đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú và đa dạng.

Sản phẩm do các học viên tạo ra từ lớp học

Sản phẩm do các học viên tạo ra từ lớp học

Lớp học là hoạt động thiết thực thực hiện chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy nghề làm gốm tại xã Pró. Đồng thời thực hiện dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, là một trong những giải pháp hữu hiệu đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc Churu.

Trao Giấy khen của UBND huyện Đơn Dương cho nghệ nhân và học viên tích cực

Trao Giấy khen của UBND huyện Đơn Dương cho nghệ nhân và học viên tích cực

Từ lớp truyền dạy nghề sẽ từng bước làm sống dậy nghề làm gốm; nâng cao nhận thức cho các học viên về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Pró. Xây dựng đội, nhóm, câu lạc bộ làm gốm tại địa phương, tạo nền tảng để nhân rộng, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, đồng thời tiếp tục truyền dạy lại cho những người chưa biết làm gốm nhằm duy trì một cách bền vững nghề làm gốm truyền thống.

Trao Giấy chứng nhận hoàn thành lớp học cho các học viên

Trao Giấy chứng nhận hoàn thành lớp học cho các học viên

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã trao Giấy chứng nhận đã hoàn thành lớp học cho 30 học viên. UBND huyện Đơn Dương tặng Giấy khen cho 2 nghệ nhân, 3 học viên đã có thành tích xuất sắc trong việc truyền dạy và học tập nghề làm gốm truyền thống, gồm: Nghệ nhân Ma Ly, nghệ nhân Ma Bi; các học viên: Tou Prong Nai Phượng, Ma Tích, Bơ Nah Ria Nai Uyên.

QUỲNH UYỂN

Nguồn Lâm Đồng: https://baolamdong.vn/van-hoa-nghe-thuat/202409/be-giang-lop-truyen-day-nghe-gom-moc-truyen-thong-dan-toc-churu-db01dd2/