Bên trong hang động có dấu tích của người tiền sử

Hang Con Moong ở Thanh Hóa khai quật lần đầu năm 1976, được đánh giá là di tích khảo cổ học tiền sử, hang động đặc sắc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Ông Trương Thanh Thao - Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho biết: Hang Con Moong (tiếng Mường nghĩa là con thú) thuộc địa phận bản Mọ xưa (nay là thôn Thành Trung), xã Thành Yên (huyện Thạch Thành). Hang động này có độ cao 147m so với mực nước biển, nằm trong núi đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao, niên đại khoảng 240 triệu năm. Trong ảnh là vị trí hang Con Moong nhìn từ trên cao. Ảnh: Đình Minh.

Ông Trương Thanh Thao - Chủ tịch UBND xã Thành Yên cho biết: Hang Con Moong (tiếng Mường nghĩa là con thú) thuộc địa phận bản Mọ xưa (nay là thôn Thành Trung), xã Thành Yên (huyện Thạch Thành). Hang động này có độ cao 147m so với mực nước biển, nằm trong núi đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao, niên đại khoảng 240 triệu năm. Trong ảnh là vị trí hang Con Moong nhìn từ trên cao. Ảnh: Đình Minh.

Để lên tới hang động, chúng ta buộc phải đi bộ trên các bậc đá to, xếp chồng lên nhau thẳng đứng. Ảnh: Đình Minh.

Để lên tới hang động, chúng ta buộc phải đi bộ trên các bậc đá to, xếp chồng lên nhau thẳng đứng. Ảnh: Đình Minh.

Khu vực cửa hang. Ảnh: Đình Minh.

Khu vực cửa hang. Ảnh: Đình Minh.

Theo Chủ tịch UBND xã Thành Yên, hang động này có độ dài khoảng 40m, thông hai đầu, trần hang cao khoảng 10 m, mặt bằng di chỉ rộng trên 250 m2. Hang Con Moong được phát hiện năm 1974 và khai quật lần đầu tiên vào năm 1976. Ảnh: Đình Minh.

Theo Chủ tịch UBND xã Thành Yên, hang động này có độ dài khoảng 40m, thông hai đầu, trần hang cao khoảng 10 m, mặt bằng di chỉ rộng trên 250 m2. Hang Con Moong được phát hiện năm 1974 và khai quật lần đầu tiên vào năm 1976. Ảnh: Đình Minh.

Ông Thao cho biết: Theo kết quả nghiên cứu, hang Con Moong có địa tầng dày trung bình 9,5 m gồm 10 lớp có cấu trúc khác nhau. Từ lớp 1 đến lớp 6 (độ sâu 1 - 6 m) các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Từ lớp 7 đến 10 không gặp dấu tích động vật nhưng phát hiện nhiều công cụ mảnh tước chế tác bằng đá, tập trung nhất ở lớp 10 (độ sâu 8,5 – 9,5 m). Ảnh: Đình Minh.

Ông Thao cho biết: Theo kết quả nghiên cứu, hang Con Moong có địa tầng dày trung bình 9,5 m gồm 10 lớp có cấu trúc khác nhau. Từ lớp 1 đến lớp 6 (độ sâu 1 - 6 m) các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều công cụ lao động, xương cốt động vật, vỏ nhuyễn thể. Từ lớp 7 đến 10 không gặp dấu tích động vật nhưng phát hiện nhiều công cụ mảnh tước chế tác bằng đá, tập trung nhất ở lớp 10 (độ sâu 8,5 – 9,5 m). Ảnh: Đình Minh.

Các lớp văn hóa còn lưu lại trên địa tầng hang đã 'kể' lại cho hậu thế nhiều câu chuyện cư trú trong hang động, truyền thống sử dụng công cụ đá và sự tiến triển về loại hình, kỹ thuật chế tác công cụ, sự biến đổi của khí hậu và sự thích ứng của con người trong suốt nhiều vạn năm. Ảnh: Đình Minh.

Các lớp văn hóa còn lưu lại trên địa tầng hang đã 'kể' lại cho hậu thế nhiều câu chuyện cư trú trong hang động, truyền thống sử dụng công cụ đá và sự tiến triển về loại hình, kỹ thuật chế tác công cụ, sự biến đổi của khí hậu và sự thích ứng của con người trong suốt nhiều vạn năm. Ảnh: Đình Minh.

Từ kết quả nghiên cứu bằng phương pháp carbon 14 và so sánh với các di chỉ khảo cổ học khác cho thấy, niên đại sớm nhất của hang Con Moong được dự đoán từ 40.000 - 60.000 năm trước. Ảnh: Đình Minh.

Từ kết quả nghiên cứu bằng phương pháp carbon 14 và so sánh với các di chỉ khảo cổ học khác cho thấy, niên đại sớm nhất của hang Con Moong được dự đoán từ 40.000 - 60.000 năm trước. Ảnh: Đình Minh.

Cũng theo nghiên cứu bước đầu, hang Con Moong đã trải qua 4 giai đoạn phát triển về văn hóa, từ tiền Sơn Vi, Sơn Vi, Hòa Bình - Bắc Sơn đến Đa Bút. Đặc biệt, ở đây còn tìm thấy các mộ táng theo kiểu 'nằm co bó gối' - một trong những kiểu táng sớm nhất của con người. Ảnh: Đình Minh.

Cũng theo nghiên cứu bước đầu, hang Con Moong đã trải qua 4 giai đoạn phát triển về văn hóa, từ tiền Sơn Vi, Sơn Vi, Hòa Bình - Bắc Sơn đến Đa Bút. Đặc biệt, ở đây còn tìm thấy các mộ táng theo kiểu 'nằm co bó gối' - một trong những kiểu táng sớm nhất của con người. Ảnh: Đình Minh.

Xung quanh khu vực hang Con Moong, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một hệ thống hang động vệ tinh, gồm hang Lý Chùn, hang Bố Giáo, hang Mang Chiêng, hang Diêm, hang Lai... Với những giá trị nổi bật, di tích khảo cổ hang Con Moong đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 23/12/2015. Đến ngày 24/8/2020, Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt 'quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ hang Con Moong và các di tích phụ cận'. Ảnh: Đình Minh.

Xung quanh khu vực hang Con Moong, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy một hệ thống hang động vệ tinh, gồm hang Lý Chùn, hang Bố Giáo, hang Mang Chiêng, hang Diêm, hang Lai... Với những giá trị nổi bật, di tích khảo cổ hang Con Moong đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 23/12/2015. Đến ngày 24/8/2020, Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt 'quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khảo cổ hang Con Moong và các di tích phụ cận'. Ảnh: Đình Minh.

Hiện nay, nhiều con đường dẫn vào hang Con Moong đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai thi công gấp rút để tạo thuận lợi cho nhân dân và du khách đến thăm di tích này. Ảnh: Đình Minh.

Hiện nay, nhiều con đường dẫn vào hang Con Moong đang được tỉnh Thanh Hóa triển khai thi công gấp rút để tạo thuận lợi cho nhân dân và du khách đến thăm di tích này. Ảnh: Đình Minh.

Đình Minh

Nguồn Đại Đoàn Kết: https://daidoanket.vn/ben-trong-hang-dong-co-dau-tich-cua-nguoi-tien-su-10291797.html