Bệnh lý nội tiết và chuyển hóa: Góc nhìn của Ths.Bs.Nguyễn Giang Nam
Bệnh tật luôn là một thách thức đối với cuộc sống. Nhưng điều quan trọng không phải là bệnh tật, mà là cách chúng ta nhìn nhận và đối phó với nó. Trong những năm gần đây, số lượng người mắc phải các căn bệnh liên quan đến đái tháo đường, tuyến giáp hay nội tiết ngày càng tăng cao. Trong tình hình đó, ThS. Bs. Nguyễn Giang Nam - Phó Trưởng Khoa Điều trị ban ngày, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cơ sở Thái Thịnh đã luôn đồng hành cùng với các bệnh nhân trên hành trình điều trị những căn bệnh này.
Ths.Bs. Nguyễn Giang Nam hiện đang công tác tại bệnh viện Nội Tiết, chuyên điều trị các bệnh về nội tiết, đái tháo đường, tuyến giáp... Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và khát khao mang sức khỏe trở lại với người dân Việt, anh luôn cố gắng trau dồi chuyên môn và y đức của mình. Bác sĩ Nam luôn kiên trì, tâm huyết chia sẻ cho cộng đồng về những nguyên nhân gây ra các loại bệnh tật dưới góc nhìn khoa học để mọi người có kiến thức phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả. Cũng chính vì sự nhiệt huyết cùng tình yêu thương dành cho bệnh nhân mà anh đã trở thành sự lựa chọn tin tưởng hàng đầu của nhiều người khi đến bệnh viện thăm khám.
Bác sĩ chia sẻ rằng hiện nay bệnh lý nội tiết chuyển hóa có xu hướng ngày càng tăng nhanh, đây đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu. Bệnh lý đái tháo đường và bệnh lý tuyến giáp là 2 trong số những bệnh nội tiết chuyển hóa có tỷ lệ mắc cao, đều có biến chứng tim mạch ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đái tháo đường là do cơ thể trở nên đề kháng với insulin và tuyến tụy không thể tạo ra đủ lượng insulin cần thiết để vượt qua tình trạng đề kháng này hoặc insulin không đủ chất lượng để chuyển hóa đường trong máu. Đường thay vì đi vào các tế bào để tạo ra năng lượng thì lại được tích tụ trong máu. Hoặc cũng có thể là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đã nhầm lẫn, tấn công các tế bào tuyến tụy thay vì việc tấn công các yếu tố bên ngoài. Điều này khiến cho insulin không được sản xuất, lượng đường glucose trong máu tăng cao.
Tuyến giáp thuộc cơ quan nội tiết, là một bộ phận rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng của cơ thể, nằm phía trước cổ và nó được coi là tuyến lớn nhất của hệ nội tiết. Nguyên nhân gây ra bệnh về tuyến giáp là có thể là do cơ thể thiếu iốt; Rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch; Hormon cơ thể thay đổi; Sống, làm việc trong môi trường bị nhiễm xạ hoặc cũng có thể là bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh về não hoặc chấn thương não; và rất nhiều nguyên nhân khác nữa…
Lắng nghe và đồng cảm là những phẩm chất tốt đẹp làm nên hình tượng một bác sĩ luôn có tâm với nghề của Ths.bs. Nguyễn Giang Nam. Nhận thức được vai trò quan trọng của người bác sĩ với bệnh nhân, anh luôn luôn cố gắng đồng hành cùng với họ trên hành trình chiến đấu với bệnh tật.
“ Để có một sức khỏe hoàn toàn tốt không phải dễ dàng và việc chúng ta phải tập thích ứng là điều vô cùng cần thiết. Vì bệnh là không ai tránh khỏi, chúng ta còn thở là còn có thể có bệnh, bệnh luôn luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta. Trong phòng bệnh và chữa bệnh, tích cực không chỉ là một lối sống, mà còn là loại kháng sinh mạnh nhất, sức đề kháng tốt nhất” – Bs Nguyễn Giang Nam chia sẻ.
Để có được cách điều trị hiệu quả Ths.Bs. Nguyễn Giang Nam đã đưa ra một số phương pháp giúp người dân cải thiện tình trạng sức khỏe như sau:
Đối với bệnh Đái Tháo Đường (ĐTĐ):
- Kiểm soát cân nặng là một phần rất quan trọng giúp đạt và duy trì mức đường huyết tốt ở bệnh nhân ĐTĐ. Chế độ dinh dưỡng và vận động phải phù hợp với hoàn cảnh của bệnh nhân. ADA và EASD nhấn mạnh ưu tiên sử dụng các thuốc hạ đường huyết có tác dụng giảm cân mạnh như Semaglutide và Teriparatide.
- Điều trị ĐTĐ tích cực sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết: Nên điều chỉnh và giảm liều các thuốc có thể gây hạ đường huyết (SU và insulin), nhất là ở BN có suy thận.
- Điều trị ĐTĐ chính là kiểm soát nguy cơ biến chứng tim mạch: Ưu tiên sử dụng các thuốc ĐTĐ có thêm lợi ích tim mạch, thận.
+ Những BN đã có biến chứng tim mạch hoặc có nguy cơ tim mạch cao như bệnh nhân trên 55 tuổi, có hơn 2 yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, albumin niệu, béo phì, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá... nên được điều trị bằng các thuốc ức chế SGLT2 hoặc GLP-1 RA hoặc cả hai.
+ Những BN có suy tim nên được điều trị bằng thuốc ức chế SGLT-2 khi mức lọc cầu thận ≥ 20mL/ph.
+ Những BN có CKD giai đoạn 3 hoặc nặng hơn nên được sử dụng thuốc ức chế SGLT-2 để làm giảm tiến triển của bệnh.
Đối với bệnh Tuyến Giáp
Tùy vào mục đích điều trị khi gặp các bệnh lý tuyến giáp là đưa nồng độ tuyến giáp về trạng thái bình giáp. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh cũng như nguyên nhân mà người ta sẽ có những phương pháp khác nhau.
Với bệnh nhân đang có nồng độ hormon giáp cao (cường giáp), sẽ được chỉ định:
- Sử dụng thuốc kháng giáp: để ngăn cản tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone. Một số thuốc được sử dụng là methimazole và propylthiouracil.
- Iot phóng xạ: tiêu diệt các tế bào giáp.
- Phẫu thuật: nhằm loại bỏ nguyên nhân gây cường giáp.
Với bệnh nhân suy giáp, bệnh nhân thường được sử dụng hormone giáp nhân tạo với tên gọi levothyroxine.
Những chia sẻ của Bs Giang Nam dưới góc độ chuyên môn vô cùng thiết thực và dễ hiểu, giúp cho cộng đồng có những hiểu biết nhất định về bệnh tật, qua đó nắm giữ chìa khóa để phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh, làm chủ sức khỏe của mình. Chúc cho Bác sĩ sẽ ngày càng có nhiều sức khỏe để đồng hành cùng với người bệnh, để cống hiến tài năng, y đức của mình cho nền y học nước nhà.