Bí ẩn âm thanh kỳ quái dưới đáy biển gây xoắn não cả thiên tài

Năm 1997, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) lần đầu thu được âm thanh 'bloop' bí ẩn ở phía Nam Thái Bình Dương. Đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể giải mã nguồn gốc âm thanh lạ này.

Một âm thanh lạ "đánh đố" giới khoa học suốt nhiều năm qua có tên “bloop”. Lần đầu tiên âm thanh này được ghi nhận là vào năm 1997. Khi ấy, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) thu được một âm thanh có cường độ lớn, với tần số cực thấp phát ra từ biển phía Nam Thái Bình Dương.

Một âm thanh lạ "đánh đố" giới khoa học suốt nhiều năm qua có tên “bloop”. Lần đầu tiên âm thanh này được ghi nhận là vào năm 1997. Khi ấy, Cơ quan Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) thu được một âm thanh có cường độ lớn, với tần số cực thấp phát ra từ biển phía Nam Thái Bình Dương.

Âm thanh kỳ bí trên được ghi lại trên hydrophone (micro chìm) và nghe giống như một giọt nước rơi xuống bồn tắm. Theo các chuyên gia NOAA, âm thanh “bloop” được ghi nhận ở độ sâu khoảng 4,3 km ở vùng biển cách Chile 1.750 km về phía tây.

Âm thanh kỳ bí trên được ghi lại trên hydrophone (micro chìm) và nghe giống như một giọt nước rơi xuống bồn tắm. Theo các chuyên gia NOAA, âm thanh “bloop” được ghi nhận ở độ sâu khoảng 4,3 km ở vùng biển cách Chile 1.750 km về phía tây.

Trong những năm sau đó, âm thanh “bloop” được ghi lại rất nhiều lần ở khu vực gần Xích đạo thuộc biển Thái Bình Dương. Chuỗi âm thanh bí ẩn này thường kéo dài trong khoảng 1 phút và được thu trên rất nhiều cảm biến âm cùng lúc.

Trong những năm sau đó, âm thanh “bloop” được ghi lại rất nhiều lần ở khu vực gần Xích đạo thuộc biển Thái Bình Dương. Chuỗi âm thanh bí ẩn này thường kéo dài trong khoảng 1 phút và được thu trên rất nhiều cảm biến âm cùng lúc.

Kể từ ghi nhận âm thanh “bloop”, các chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc của nó.

Kể từ ghi nhận âm thanh “bloop”, các chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc của nó.

Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đã có một vài phát hiện quan trọng, Trong đó, âm thanh “bloop” do NOAA thu được trong khoảng 1 phút là một dải âm thanh với tần số cực thấp nhưng có cường độ âm lớn hơn nhiều so với bất kỳ tiếng ồn nào do động vật dưới biển gây ra đã được con người biết đến.

Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia đã có một vài phát hiện quan trọng, Trong đó, âm thanh “bloop” do NOAA thu được trong khoảng 1 phút là một dải âm thanh với tần số cực thấp nhưng có cường độ âm lớn hơn nhiều so với bất kỳ tiếng ồn nào do động vật dưới biển gây ra đã được con người biết đến.

Bởi lẽ, kỷ lục về âm thanh hiện thuộc về cá voi xanh khi âm thanh mà chúng phát ra có mức cường độ âm khoảng 188 dB và truyền được xa 804,6 km.

Bởi lẽ, kỷ lục về âm thanh hiện thuộc về cá voi xanh khi âm thanh mà chúng phát ra có mức cường độ âm khoảng 188 dB và truyền được xa 804,6 km.

Trong khi đó, âm thanh "bloop" có thể truyền được xa lên tới 5.000 km. Với con số này, các chuyên gia suy đoán nếu "The Bloop" là âm thanh phát ra từ nguồn gốc sinh vật thì đó phải là một quái vật khổng lồ hay sinh vật ngoài hành tinh mà giới khoa học chưa từng biết đến.

Trong khi đó, âm thanh "bloop" có thể truyền được xa lên tới 5.000 km. Với con số này, các chuyên gia suy đoán nếu "The Bloop" là âm thanh phát ra từ nguồn gốc sinh vật thì đó phải là một quái vật khổng lồ hay sinh vật ngoài hành tinh mà giới khoa học chưa từng biết đến.

Đến năm 2008, các chuyên gia đang theo dõi tảng băng trôi khổng lồ A53 sắp tan gần đảo South Georgia thì bất ngờ thu được âm thanh "bloop".

Đến năm 2008, các chuyên gia đang theo dõi tảng băng trôi khổng lồ A53 sắp tan gần đảo South Georgia thì bất ngờ thu được âm thanh "bloop".

Theo kết quả thu âm, các chuyên gia nhận thấy âm thanh thu được là tiếng nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển. Tiếng nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển có mức cường độ âm để truyền đi xa ở khoảng cách 5.000 km.

Theo kết quả thu âm, các chuyên gia nhận thấy âm thanh thu được là tiếng nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển. Tiếng nứt gãy của những tảng băng lớn trên biển có mức cường độ âm để truyền đi xa ở khoảng cách 5.000 km.

Thêm nữa, hình ảnh phổ âm thu được của tiếng băng cũng khá tương tự so với phổ âm của "bloop". Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, các nhà nghiên cứu cho rằng, âm thanh "bloop" có thế chính là tiếng nứt gãy của các tảng băng trên biển hoặc dưới lòng đại dương. Để củng cố quan điểm này, các nhà khoa học sẽ cần tìm thêm bằng chứng cụ thể hơn.

Thêm nữa, hình ảnh phổ âm thu được của tiếng băng cũng khá tương tự so với phổ âm của "bloop". Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ, các nhà nghiên cứu cho rằng, âm thanh "bloop" có thế chính là tiếng nứt gãy của các tảng băng trên biển hoặc dưới lòng đại dương. Để củng cố quan điểm này, các nhà khoa học sẽ cần tìm thêm bằng chứng cụ thể hơn.

Mời độc giả xem video: Bí ẩn cung điện của Cleopatra dưới lòng đại dương.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bi-an-am-thanh-ky-quai-duoi-day-bien-gay-xoan-nao-ca-thien-tai-1874462.html