Bí quyết đơn giản để tránh hơi thở có mùi hôi
Vệ sinh răng miệng rất quan trọng nhưng đánh răng hai lần/ngày hay nhai kẹo cao su là không đủ. Bỏ túi những bí quyết đơn giản để tránh hơi thở có mùi hôi.
Uống nhiều nước: Uống đủ nước sẽ kích thích dòng nước bọt của bạn và giúp tránh tình trạng mất nước, thường là nguyên nhân gây hôi miệng. Lời khuyên: Làm quen với việc uống vài ngụm nước mỗi khi ai đó gọi tên bạn ở trường hoặc tại nơi làm việc. Ảnh: BS.
Đừng uống quá nhiều cà phê: Với một số người, một tách cà phê rất quan trọng vào buổi sáng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá nhiều thức uống này để tránh hơi thở có mùi hôi. Caffeine có thể làm chậm quá trình sản xuất nước bọt và do đó làm khô miệng. Điều này sẽ dẫn đến mùi hôi miệng. Tốt hơn là uống một tách trà trong bữa trưa và bữa tối của bạn. Ảnh: BS.
Làm sạch răng giả của bạn: Chăm sóc răng giả cũng quan trọng như việc chăm sóc răng thật của bạn. Thực hiện thói quen làm sạch răng giả vào ban đêm để tránh sự tích tụ vi khuẩn từ thực phẩm. Ảnh: BS.
Hãy nhớ chải răng sau mỗi bữa ăn: Bất kỳ phần tử thức ăn nào nằm giữa răng của bạn quá lâu cũng sẽ hoạt động như khi bạn bỏ chúng vào thùng rác, chúng sẽ bốc mùi. Vi khuẩn từ thức ăn đi sâu dưới đường nướu và có thể dẫn đến hôi miệng và thậm chí gây nhiễm trùng. Đó là lý do tại sao việc dùng chỉ nha khoa không quan trọng bằng việc đánh răng. Ảnh: BS.
Thay đổi bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng: Những lúc bận rộn, chúng ta không thể nhận thấy rằng bàn chải đánh răng của chúng ta đã mòn đi. Bàn chải đánh răng cũ có thể không an toàn khi sử dụng bởi đơn giản chúng đã có thêm nhiều vi khuẩn đưa vào miệng của bạn. Vì vậy, việc thay bàn chải đánh răng thường xuyên là điều cần thiết. Ảnh: BS.
Đừng bỏ bê lưỡi của bạn: Khi bạn đánh răng vào buổi sáng, hãy nhớ lau lưỡi của bạn bằng cạo lưỡi. Việc này giúp giảm mùi hơi thở lên đến đến 70%. Ảnh: BS.
Dùng nước súc miệng không chứa cồn: Nhiều nhãn hiệu nước súc miệng có chứa đến 27% cồn trong thành phần của chúng. Nó làm khô miệng và mang lại mùi khó chịu. Vì vậy, lần tiếp theo bạn mua sản phẩm nước súc miệng, hãy kiểm tra kỹ thành phần để đảm bảo không có chứa cồn. Ảnh: BS.
Tránh dùng kẹo cao su có đường: Đường thường được bổ sung vào các loại kẹo cao su mà chúng ta hay dùng sau bữa ăn. Và đó chính là điều giúp vi khuẩn trong miệng phát triển. Nó cũng có thể làm cho hơi thở “bốc mùi” tồi tệ hơn khi kẹo cao su hết tác dụng. Nếu bạn phải ăn kẹo cao su, hãy chọn loại không đường. Ảnh: BS.
Hãy ý thức về loại thuốc bạn đang dùng: Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau và thuốc kháng histamine có thể làm giảm lưu lượng nước bọt và có thể là nguyên nhân gây khô miệng mãn tính. Hãy nhớ hỏi bác sĩ về các phản ứng phụ của bất kỳ loại thuốc kê đơn nào. Ảnh: BS.
Kiểm tra sỏi amiđan: Nếu bạn không biết, sỏi amiđan là một hỗn hợp của các mảnh vụn và vi khuẩn nằm ở phía sau cổ họng. Chúng trông giống như đốm trắng hoặc da gà và mùi thực sự khó chịu. Để ngăn ngừa chúng xảy ra, chỉ cần đảm bảo bạn tuân theo một quy trình vệ sinh phù hợp và thường xuyên đến nha sĩ thăm khám. Ảnh: BS.
Theo dõi cân nặng: Một yếu tố nguy cơ khác là chứng béo phì. Các nhà nghiên cứu trường Đại học Tel Aviv đã công bố một nghiên cứu tìm ra mối liên hệ trực tiếp giữa việc thừa cân và hôi miệng: bạn càng béo phì thì hơi thở của bạn sẽ không dễ chịu như bạn mong muốn. Ảnh: BS.
Nói không với chế độ ăn kiêng calo thấp: Đây là một quá trình ép cơ thể đốt cháy chất béo và protein dự trữ vì ăn uống thiếu chất. Nếu chế độ ăn uống của bạn quá nghiêm ngặt, cơ thể sẽ giải phóng các hóa chất như xeton gây mùi hôi miệng. Ảnh: BS.
Nguồn video: VTV1.