Biên giới Ấn – Trung: 60 năm căng thẳng chưa có hồi kết

Kể từ sau chiến tranh biên giới năm 1962, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột với quy mô nhỏ và dai dẳng đến ngày nay.

 Vương quốc Sikkim hình thành từ năm 1642 trải qua yên bình trong hơn 1 thế kỷ thì bị Vương quốc Gorkha (Nepal) ngày nay xâm chiếm. Điều này đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Công ty Đông Ấn và Nepal.

Vương quốc Sikkim hình thành từ năm 1642 trải qua yên bình trong hơn 1 thế kỷ thì bị Vương quốc Gorkha (Nepal) ngày nay xâm chiếm. Điều này đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Công ty Đông Ấn và Nepal.

Công ty Đông Ấn là lực lượng quân sự chiến đấu vì lợi ích của thực dân Anh và vơ vét của cải ở Ấn Độ. Kết thúc chiến tranh, Sikkim trở thành vùng đất được Anh bảo hộ và sau đó là Ấn Độ năm 1950. Căng thẳng Trung-Ấn về vấn đề phân định vùng biên giới Sikkim âm ỉ từ lâu và bùng phát thành hai cuộc xung đột ngắn ở Nathu La và Cho La.

Công ty Đông Ấn là lực lượng quân sự chiến đấu vì lợi ích của thực dân Anh và vơ vét của cải ở Ấn Độ. Kết thúc chiến tranh, Sikkim trở thành vùng đất được Anh bảo hộ và sau đó là Ấn Độ năm 1950. Căng thẳng Trung-Ấn về vấn đề phân định vùng biên giới Sikkim âm ỉ từ lâu và bùng phát thành hai cuộc xung đột ngắn ở Nathu La và Cho La.

Thất bại trong chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962 đã giúp New Delhi nhận ra mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc. Ấn Độ tăng gấp đôi số binh sĩ thường trực, đưa 7 sư đoàn chuyên tác chiến vùng núi để bảo vệ biên giới rộng lớn giáp Trung Quốc.

Thất bại trong chiến tranh biên giới Trung-Ấn 1962 đã giúp New Delhi nhận ra mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc. Ấn Độ tăng gấp đôi số binh sĩ thường trực, đưa 7 sư đoàn chuyên tác chiến vùng núi để bảo vệ biên giới rộng lớn giáp Trung Quốc.

Hầu hết đơn vị này không đóng gần biên giới, ngoại trừ tại Thung lũng Chumbi, nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở rất gần nhau. Đặc biệt khu vực Nathu La là một trong những nơi quân Ấn Độ chốt chặn gần Trung Quốc nhất. Lực lượng hai bên đứng canh gác cách nhau chỉ 20-30 mét.

Hầu hết đơn vị này không đóng gần biên giới, ngoại trừ tại Thung lũng Chumbi, nơi quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở rất gần nhau. Đặc biệt khu vực Nathu La là một trong những nơi quân Ấn Độ chốt chặn gần Trung Quốc nhất. Lực lượng hai bên đứng canh gác cách nhau chỉ 20-30 mét.

Biên giới ở đây chưa được phân chia rõ ràng. Trung Quốc kiểm soát phần phía bắc của Nathu La, trong khi quân đội Ấn Độ kiểm soát phần phía nam. Từ năm 1963, các cuộc xô xát quy mô nhỏ trong khu vực thường xuyên xảy ra.

Biên giới ở đây chưa được phân chia rõ ràng. Trung Quốc kiểm soát phần phía bắc của Nathu La, trong khi quân đội Ấn Độ kiểm soát phần phía nam. Từ năm 1963, các cuộc xô xát quy mô nhỏ trong khu vực thường xuyên xảy ra.

Trong lá thư của Bộ ngoại giao Trung Quốc gửi Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngày 11/4/1967 có đoạn, "Các vị phải rút ra bài học từ kinh nghiệm quá khứ, chấm dứt các hành động khiêu khích dọc biên giới Trung Quốc-Sikkim và ngưng các phát biểu xúc phạm chống lại Trung Quốc, nếu không quý vị sẽ phải nếm trái đắng”.

Trong lá thư của Bộ ngoại giao Trung Quốc gửi Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh ngày 11/4/1967 có đoạn, "Các vị phải rút ra bài học từ kinh nghiệm quá khứ, chấm dứt các hành động khiêu khích dọc biên giới Trung Quốc-Sikkim và ngưng các phát biểu xúc phạm chống lại Trung Quốc, nếu không quý vị sẽ phải nếm trái đắng”.

Từ ngày 13/8/1967, quân Trung Quốc bắt đầu đào hào ở Nathu La, tiến sâu vào Vương quốc Sikkim. Lính Ấn Độ quan sát thấy một số đường hào lấn sang phía Sikkim và phản ánh điều đó cho chỉ huy Trung Quốc, yêu cầu họ rút về. Binh sĩ Trung Quốc đã lấp hào lại nhưng đặt thêm 8 chiếc loa tuyên truyền công suất lớn.

Từ ngày 13/8/1967, quân Trung Quốc bắt đầu đào hào ở Nathu La, tiến sâu vào Vương quốc Sikkim. Lính Ấn Độ quan sát thấy một số đường hào lấn sang phía Sikkim và phản ánh điều đó cho chỉ huy Trung Quốc, yêu cầu họ rút về. Binh sĩ Trung Quốc đã lấp hào lại nhưng đặt thêm 8 chiếc loa tuyên truyền công suất lớn.

Đáp trả, Ấn Độ kéo dây thép gai xung quanh nhằm phân định biên giới nhưng phía Trung Quốc phản đối điều này. Mỗi khi Ấn Độ lập hàng rào dây thép gai, lính Trung Quốc lại kéo đến khiêu khích, gửi thông điệp “cảnh báo nghiêm trọng” đến chỉ huy Ấn Độ. Cuộc xô xát không vũ trang xảy ra thường xuyên khiến binh sĩ hai bên đều bị thương.

Đáp trả, Ấn Độ kéo dây thép gai xung quanh nhằm phân định biên giới nhưng phía Trung Quốc phản đối điều này. Mỗi khi Ấn Độ lập hàng rào dây thép gai, lính Trung Quốc lại kéo đến khiêu khích, gửi thông điệp “cảnh báo nghiêm trọng” đến chỉ huy Ấn Độ. Cuộc xô xát không vũ trang xảy ra thường xuyên khiến binh sĩ hai bên đều bị thương.

Ngày 10/9/1967, một ngày trước cuộc xung đột biên giới Sikkim, Bộ ngoại giao Trung Quốc lại gửi một thư cảnh cáo khác, gọi các lãnh đạo Ấn Độ là "một phần của dàn đồng ca chống Trung Quốc trên thế giới".

Ngày 10/9/1967, một ngày trước cuộc xung đột biên giới Sikkim, Bộ ngoại giao Trung Quốc lại gửi một thư cảnh cáo khác, gọi các lãnh đạo Ấn Độ là "một phần của dàn đồng ca chống Trung Quốc trên thế giới".

Đến sáng ngày 11/9/1967, Ấn Độ tiếp tục lập hàng rào dây thép gai trên đường từ Nathu La đến Sebu La để khẳng định chủ quyền. Lúc này, một chính ủy Trung Quốc tiến đến đại tá quân đội Ấn Độ, người được giao nhiệm vụ chỉ huy toán lính lập hàng rào thép gai. Phía Ấn Độ từ chối ngừng lập hàng rào, nói đây là mệnh lệnh từ sở chỉ huy.

Đến sáng ngày 11/9/1967, Ấn Độ tiếp tục lập hàng rào dây thép gai trên đường từ Nathu La đến Sebu La để khẳng định chủ quyền. Lúc này, một chính ủy Trung Quốc tiến đến đại tá quân đội Ấn Độ, người được giao nhiệm vụ chỉ huy toán lính lập hàng rào thép gai. Phía Ấn Độ từ chối ngừng lập hàng rào, nói đây là mệnh lệnh từ sở chỉ huy.

Theo quan điểm của Ấn Độ và phương Tây, cuộc đụng độ này do phía Trung Quốc khơi mào. Trong khi đó, Trung Quốc đổ lỗi cho quân đội Ấn Độ đã kích động vụ đụng độ, cáo buộc rằng phía Ấn Độ nổ súng trước nên họ sau đó quay trở lại lô cốt và nổ súng vào những người lính Ấn Độ.

Theo quan điểm của Ấn Độ và phương Tây, cuộc đụng độ này do phía Trung Quốc khơi mào. Trong khi đó, Trung Quốc đổ lỗi cho quân đội Ấn Độ đã kích động vụ đụng độ, cáo buộc rằng phía Ấn Độ nổ súng trước nên họ sau đó quay trở lại lô cốt và nổ súng vào những người lính Ấn Độ.

Vì quá bất ngờ và không có chỗ ẩn nấp nên hầu hết những binh sĩ Ấn Độ đều bị trúng đạn. Theo nguồn tin quân đội Ấn Độ, cuộc giao tranh đầu tiên của năm 1967 kéo dài 4 ngày đêm, từ 11/9 đến 14/9 với súng máy, súng cối và pháo binh.

Vì quá bất ngờ và không có chỗ ẩn nấp nên hầu hết những binh sĩ Ấn Độ đều bị trúng đạn. Theo nguồn tin quân đội Ấn Độ, cuộc giao tranh đầu tiên của năm 1967 kéo dài 4 ngày đêm, từ 11/9 đến 14/9 với súng máy, súng cối và pháo binh.

Ấn Độ đã chiếm ưu thế rõ rệt, do quân đội Ấn Độ kiểm soát những phần nhô cao hơn của con đèo nên họ có thể phá hủy nhiều hầm trú ẩn và lô cốt của Trung Quốc tại Nathu La, buộc phía Trung Quốc phải rút xa hàng km. Khi cuộc đụng độ kết thúc, 32 binh sĩ Trung Quốc và 65 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng.

Ấn Độ đã chiếm ưu thế rõ rệt, do quân đội Ấn Độ kiểm soát những phần nhô cao hơn của con đèo nên họ có thể phá hủy nhiều hầm trú ẩn và lô cốt của Trung Quốc tại Nathu La, buộc phía Trung Quốc phải rút xa hàng km. Khi cuộc đụng độ kết thúc, 32 binh sĩ Trung Quốc và 65 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng.

Đến ngày 1/10/1967, một cuộc giao tranh khác nổ ra ở Cho La, tuyến đường nối giữa Sikkim và Tây Tạng, cách Nathu La vài km về phía bắc. Nguồn tin Ấn Độ nói quân Trung Quốc đột nhập qua biên giới, tuyên bố chủ quyền Cho La và yêu cầu Ấn Độ rời khỏi khu vực.

Đến ngày 1/10/1967, một cuộc giao tranh khác nổ ra ở Cho La, tuyến đường nối giữa Sikkim và Tây Tạng, cách Nathu La vài km về phía bắc. Nguồn tin Ấn Độ nói quân Trung Quốc đột nhập qua biên giới, tuyên bố chủ quyền Cho La và yêu cầu Ấn Độ rời khỏi khu vực.

Phía Trung Quốc cho rằng quân Ấn Độ vượt qua biên giới và nổ súng về phía lính biên phòng nước này. Giao tranh kéo dài trong một ngày và gây ra nhiều thương vong hơn, nhưng lực lượng Ấn Độ đã giữ vững tuyến phòng thủ và kết thúc với việc quân Trung Quốc phải rút về cứ điểm phòng thủ cách Cho La 3km.

Phía Trung Quốc cho rằng quân Ấn Độ vượt qua biên giới và nổ súng về phía lính biên phòng nước này. Giao tranh kéo dài trong một ngày và gây ra nhiều thương vong hơn, nhưng lực lượng Ấn Độ đã giữ vững tuyến phòng thủ và kết thúc với việc quân Trung Quốc phải rút về cứ điểm phòng thủ cách Cho La 3km.

Trong cuộc đụng độ ở Chola, 36 lính Ấn Độ thiệt mạng, không rõ số lính Trung Quốc chết. Năm 1975, người dân Sikkim bỏ phiếu với tỷ lệ 97% người ủng hộ sáp nhập vùng đất này thành một bang của Ấn Độ.

Trong cuộc đụng độ ở Chola, 36 lính Ấn Độ thiệt mạng, không rõ số lính Trung Quốc chết. Năm 1975, người dân Sikkim bỏ phiếu với tỷ lệ 97% người ủng hộ sáp nhập vùng đất này thành một bang của Ấn Độ.

Trung Quốc sau đó tuyên bố chấp nhận Sikkim là một phần của Ấn Độ đổi lại việc nước này ghi nhận Tây Tạng là một phần Trung Quốc. Trên thực tế, Ấn Độ đã không can dự vào Tây Tạng từ những năm 1953.

Trung Quốc sau đó tuyên bố chấp nhận Sikkim là một phần của Ấn Độ đổi lại việc nước này ghi nhận Tây Tạng là một phần Trung Quốc. Trên thực tế, Ấn Độ đã không can dự vào Tây Tạng từ những năm 1953.

Do các nguồn tài liệu về cuộc đụng độ này không có nhiều, nên những kết luận cuối cùng về động cơ của Trung Quốc vẫn còn rất mơ hồ. Tuy nhiên, những nguồn này cho chúng ta biết được Trung Quốc đã phải đối mặt với áp lực quân sự mới của Ấn Độ tại khu vực trung tâm.

Do các nguồn tài liệu về cuộc đụng độ này không có nhiều, nên những kết luận cuối cùng về động cơ của Trung Quốc vẫn còn rất mơ hồ. Tuy nhiên, những nguồn này cho chúng ta biết được Trung Quốc đã phải đối mặt với áp lực quân sự mới của Ấn Độ tại khu vực trung tâm.

Đầu tiên, sau thất bại trong cuộc chiến 1962, lục quân Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi về quân số. Trong kế hoạch mở rộng này, mười sư đoàn có nhiệm vụ hoạt động tại các vùng núi đã được thiết lập để bảo vệ biên giới phía Bắc của Ấn Độ.

Đầu tiên, sau thất bại trong cuộc chiến 1962, lục quân Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi về quân số. Trong kế hoạch mở rộng này, mười sư đoàn có nhiệm vụ hoạt động tại các vùng núi đã được thiết lập để bảo vệ biên giới phía Bắc của Ấn Độ.

Thứ hai, do sự lớn mạnh của lục quân Ấn Độ, nên mỗi bên đều tìm cách để củng cố quyền kiểm soát Nathu La, một ngọn đèo quan trọng và là một trong số ít các khu vực dọc đường biên giới tranh chấp mà quân đội của cả hai bên vẫn triển khai gần nhau sau cuộc chiến năm 1962.

Thứ hai, do sự lớn mạnh của lục quân Ấn Độ, nên mỗi bên đều tìm cách để củng cố quyền kiểm soát Nathu La, một ngọn đèo quan trọng và là một trong số ít các khu vực dọc đường biên giới tranh chấp mà quân đội của cả hai bên vẫn triển khai gần nhau sau cuộc chiến năm 1962.

Việc Ấn Độ xây dựng các hàng rào chắn và những công trình quốc phòng khác xung quanh khu vực Nathu La vào tháng 8 và tháng 9 cũng có thể là một nguyên nhân khiến Trung Quốc tấn công.

Việc Ấn Độ xây dựng các hàng rào chắn và những công trình quốc phòng khác xung quanh khu vực Nathu La vào tháng 8 và tháng 9 cũng có thể là một nguyên nhân khiến Trung Quốc tấn công.

Thứ ba, thời kỳ này xã hội Trung Quốc đang có phần bất ổn, đặc biệt là trong năm 1967. Do căng thẳng trên biên giới và những áp lực từ phía Ấn Độ trong việc bảo vệ các chính sách của mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc đã quyết định rằng họ cần phải phản ứng mạnh. (còn nữa)

Thứ ba, thời kỳ này xã hội Trung Quốc đang có phần bất ổn, đặc biệt là trong năm 1967. Do căng thẳng trên biên giới và những áp lực từ phía Ấn Độ trong việc bảo vệ các chính sách của mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc đã quyết định rằng họ cần phải phản ứng mạnh. (còn nữa)

Những thước phim cực kỳ quý hiếm về cuộc xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Nguồn: TheArchive.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/bien-gioi-an-trung-60-nam-cang-thang-chua-co-hoi-ket-1-1615963.html