Bộ dạng đáng sợ của thủy quái yêu tinh 125 triệu năm va chạm với con người
Dưới đáy biển sâu tồn tại vô vàn những điều bí ẩn, những sinh vật quý hiếm và lạ kỳ.
Video: Bộ dạng đáng sợ của thủy quái yêu tinh 125 triệu năm va chạm với con người:
Clip ghi lại cảnh một "quái vật" hung dữ lao về phía đoàn thám hiểm với tốc độ nhanh đến kinh ngạc. Mọi chuyện trở nên phức tạp khi danh tính của loài thủy quái được hé lộ.
Cá mập yêu tinh (Goblin Shark), một trong những loài cá mập hiếm nhất trên thế giới và được mệnh danh là "hóa thạch sống".
Theo các nhà sinh vật học, loài cá mập này có lẽ là loài duy nhất còn sót lại của loài Mitsukuridae, sống từ khoảng 125 triệu năm trước.
Và theo ghi nhận của NOAA (tổ chức Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kì), chỉ có khoảng 10 người trong thập kỉ này từng nhìn thấy cá mập yêu tinh, từ đó đủ thấy độ hiếm của loài "hóa thạch sống" này.
Goblin Shark là loài cá mập khác biệt và kỳ dị nhất trong họ cá mập bởi hình dáng xấu xí. Nó sở hữu cái mũi khoằm dài hơn các loài cá mập khác và giống với mỏ chim.
Ngoài ra, chúng là loài cá mập duy nhất có cơ thể chủ yếu là màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp mồi.
Cá mập yêu tinh được tìm thấy ở vùng biển sâu nơi mà ánh nắng mặt trời khó có thể chạm tới, khi phát hiện luồng điện từ con mồi, chúng sẽ hạ hàm răng dưới xuống và lao tới tiếp cận con mồi. Những chiếc răng nhọn của chúng sẽ xiên qua con mồi.
Con mồi của chúng chủ yếu là mực ống, cá, cua, các vi khuẩn sống sâu dưới biển. Lịch sử loài và thói quen sinh sản của chúng hầu như không được biết nhiều bởi chúng quá quý hiếm.
Con đực trưởng thành thường có chiều dài từ 2,4 - 3,1m và con cái là từ 3,1 - 3,5 m. Mẫu vật lớn nhất được tìm thấy có chiều dài tới 3,9 m và nặng 210 kg.
Một điểm thú vị nữa đó là 25% trọng lượng cơ thể của loài cá này là gan.
Con cá mập yêu tinh đầu tiên bị bắt bởi một ngư dân người Nhật Bản tại ngoài khơi bờ biển Yokohama, vào năm 1897. Mẫu vật này sau đó được xác định là một con cá mập đực có chiều dài 1m.
Ngày 25/1/2007, một con cá mập dài 1,3 m đã bị bắt sống ở vịnh Tokyo ở vùng nước sâu từ 150 – 200 m. Nó đã được đưa đến công viên cuộc sống biển Tokyo để thả trong một hồ cá, nhưng đã bị chết 2 ngày sau đó.
Một con cá mập yêu tinh được phát hiện hôm 19/4/2014 ở ngoài khơi đảo Key West, bang Florida, Mỹ. Con cá mập này có màu hồng nhạt, dài khoảng 5,5 m, được phát hiện trong một lưới bắt tôm. Carl Moore - một ngư dân trong nhóm kể lại: "Tôi thậm chí không biết nó là gì. Tôi không đo đạc gì vì con cá có hàm răng quá sắc nhọn".
Ngày 3/3/2015, một nhóm ngư dân ở Úc bắt được một con cá mập yêu tinh trông vô cùng kỳ dị và đáng sợ. Các bức ảnh được gửi đến NOAA, tại đây, nhóm chuyên gia xác định đây là một con cá mập yêu tinh và có thể là một con cái.
Minh Anh (Tổng hợp)