Bộ não của thiên tài Einstein có gì đặc biệt mà bị cướp trắng trợn?

Ngày 18/4/1955, thiên tài Albert Einstein trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Princeton, Mỹ. Sau đó, TS Thomas Stoltz Harvey - người tham gia giải phẫu tử thi đã bí mật đánh cắp bộ não của Einstein. Vì sao lại vậy?

 Thiên tài Albert Einstein là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ông được nhiều người biết đến với thành tựu phát triển thuyết tương đối rộng, thuyết tương đối hẹp và đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 về hiệu ứng quang điện.

Thiên tài Albert Einstein là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ông được nhiều người biết đến với thành tựu phát triển thuyết tương đối rộng, thuyết tương đối hẹp và đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921 về hiệu ứng quang điện.

Là nhà khoa học nổi tiếng thế giới, nhiều người tò mò liệu bộ não của thiên tài Einstein có điều gì đặc biệt hơn so người bình thường. Trong số những người hứng thú với bộ não của Einstein có TS Thomas Stoltz Harvey.

Là nhà khoa học nổi tiếng thế giới, nhiều người tò mò liệu bộ não của thiên tài Einstein có điều gì đặc biệt hơn so người bình thường. Trong số những người hứng thú với bộ não của Einstein có TS Thomas Stoltz Harvey.

Vào ngày 17/4/1955, nhà bác học Albert Einstein được đưa đến Bệnh viện Princeton, Mỹ trong tình trạng chảy máu trong do chứng phình động mạch chủ bụng. Ngày hôm sau, ông trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 76 tuổi.

Vào ngày 17/4/1955, nhà bác học Albert Einstein được đưa đến Bệnh viện Princeton, Mỹ trong tình trạng chảy máu trong do chứng phình động mạch chủ bụng. Ngày hôm sau, ông trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 76 tuổi.

Ngay sau đó, một cuộc khám nghiệm tử thi được tiến hành. TS Thomas Stoltz Harvey là nhà nghiên cứu bệnh học và là một thành viên tham gia việc giải phẫu tử thi của Einstein. Dù chưa nhận được sự đồng ý của gia đình nhưng ông Thomas đã thực hiện ca phẫu thuật bí mật để lấy đi bộ não của thiên tài Einstein.

Ngay sau đó, một cuộc khám nghiệm tử thi được tiến hành. TS Thomas Stoltz Harvey là nhà nghiên cứu bệnh học và là một thành viên tham gia việc giải phẫu tử thi của Einstein. Dù chưa nhận được sự đồng ý của gia đình nhưng ông Thomas đã thực hiện ca phẫu thuật bí mật để lấy đi bộ não của thiên tài Einstein.

Tiến sĩ Thomas mang bộ não của Einstein về nhà riêng rồi chia thành 240 phần, chứa trong 2 lọ thủy tinh với dung dịch celloidin (một dạng cellulose nhưng ở thể cứng hơn) và cất chúng dưới tầng hầm.

Tiến sĩ Thomas mang bộ não của Einstein về nhà riêng rồi chia thành 240 phần, chứa trong 2 lọ thủy tinh với dung dịch celloidin (một dạng cellulose nhưng ở thể cứng hơn) và cất chúng dưới tầng hầm.

Sau khi hỏa táng, gia đình của Einstein mới phát hiện trong quá trình khám nghiệm tử thi, bác sĩ bệnh học Thomas Harvey đã đánh cắp bộ não của nhà khoa học thiên tài để nghiên cứu.

Sau khi hỏa táng, gia đình của Einstein mới phát hiện trong quá trình khám nghiệm tử thi, bác sĩ bệnh học Thomas Harvey đã đánh cắp bộ não của nhà khoa học thiên tài để nghiên cứu.

Biết chuyện "động trời" này, con trai của Einstein là Hans Albert vô cùng tức giận. Thế nhưng, sau đó, ông Harvey đã thuyết phục được Hans Albert và gia đình cho phép ông lấy bộ não để nghiên cứu và hứa sẽ sớm công bố kết quả.

Biết chuyện "động trời" này, con trai của Einstein là Hans Albert vô cùng tức giận. Thế nhưng, sau đó, ông Harvey đã thuyết phục được Hans Albert và gia đình cho phép ông lấy bộ não để nghiên cứu và hứa sẽ sớm công bố kết quả.

Ông Harvey đã lấy một số mẫu não của Einstein ra để nghiên cứu nhưng nhận thấy rất ít hoặc không có sự khác biệt so với bộ não của người bình thường. Về sau, ông gửi một số mẫu cho các nhà khoa học khác trước khi hiến tặng toàn bộ phần não còn lại của Einstein cho Bảo tàng Y tế và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ trước khi qua đời vào năm 2007.

Ông Harvey đã lấy một số mẫu não của Einstein ra để nghiên cứu nhưng nhận thấy rất ít hoặc không có sự khác biệt so với bộ não của người bình thường. Về sau, ông gửi một số mẫu cho các nhà khoa học khác trước khi hiến tặng toàn bộ phần não còn lại của Einstein cho Bảo tàng Y tế và Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ trước khi qua đời vào năm 2007.

Trong số những người nhận được mẫu não của Einstein có nhà giải phẫu thần kinh Marian Diamond ở Đại học California, Berkeley. Trong bài báo xuất bản năm 1985, bà Marian phát hiện não của Einstein có tỉ lệ tế bào thần kinh đệm cao hơn, đặc biệt là trong mô được cho là liên quan đến hình ảnh và suy nghĩ phức tạp.

Trong số những người nhận được mẫu não của Einstein có nhà giải phẫu thần kinh Marian Diamond ở Đại học California, Berkeley. Trong bài báo xuất bản năm 1985, bà Marian phát hiện não của Einstein có tỉ lệ tế bào thần kinh đệm cao hơn, đặc biệt là trong mô được cho là liên quan đến hình ảnh và suy nghĩ phức tạp.

Một nghiên cứu khác công bố vào năm 1996 cho thấy, trong não của thiên tài Einstein, các tế bào thần kinh được đóng gói chặt chẽ hơn so với các tế bào điều khiển. Những nghiên cứu này cho thấy bộ não của thiên tài Einstein có sự khác biệt đáng kể so với người bình thường. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến Einstein trở thành nhà khoa học đại tài.

Một nghiên cứu khác công bố vào năm 1996 cho thấy, trong não của thiên tài Einstein, các tế bào thần kinh được đóng gói chặt chẽ hơn so với các tế bào điều khiển. Những nghiên cứu này cho thấy bộ não của thiên tài Einstein có sự khác biệt đáng kể so với người bình thường. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến Einstein trở thành nhà khoa học đại tài.

Mời độc giả xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo LS)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/bo-nao-cua-thien-tai-einstein-co-gi-dac-biet-ma-bi-cuop-trang-tron-1876609.html