Bốn địa điểm không thể không ghé thăm ở thành phố Rạch Giá

Thành phố Rạch Giá là thủ phủ tỉnh Kiên Giang và là một trong những đô thị lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nếu có dịp ghé thăm thành phố này, du khách phương xa không nên bỏ lỡ cơ hội ghé thăm các địa điểm sau.

1. Đã ghé qua thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), bất cứ ai cũng phải đi qua cổng Tam quan nằm chắn ngang đường Nguyễn Trung Trực - trục đường chính của thành phố.

1. Đã ghé qua thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), bất cứ ai cũng phải đi qua cổng Tam quan nằm chắn ngang đường Nguyễn Trung Trực - trục đường chính của thành phố.

Cổng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, xưa kia có vai trò như một cổng làng khi vào Rạch Giá từ phía các huyện. Công trình được thiết kế với ba ô cửa hình vòng cung mềm mại, khác với các kiểu cổng tam quan thường thấy.

Cổng được xây dựng từ thời Pháp thuộc, xưa kia có vai trò như một cổng làng khi vào Rạch Giá từ phía các huyện. Công trình được thiết kế với ba ô cửa hình vòng cung mềm mại, khác với các kiểu cổng tam quan thường thấy.

Sau một quá trình phát triển đô thị của Rạch Giá, cổng tam quan từ vị trí cửa ngõ trở thành một công trình nằm ở trung tâm thành phố.

Sau một quá trình phát triển đô thị của Rạch Giá, cổng tam quan từ vị trí cửa ngõ trở thành một công trình nằm ở trung tâm thành phố.

Ngày nay, cánh cổng độc đáo này được coi là biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá.

Ngày nay, cánh cổng độc đáo này được coi là biểu tượng của thành phố biển Rạch Giá.

2. Trong các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực - vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá - nơi ông bị thực dân Pháp xử chém - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

2. Trong các nơi thờ tự Nguyễn Trung Trực - vị thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ, đình thần Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá - nơi ông bị thực dân Pháp xử chém - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử ngày 27/10/1868, những người dân yêu kính ông ở Rạch Giá đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải Ðại tướng quân. Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, lợp lá. Sau nhiều lần tu bổ, ngôi đình đã có diện mạo bề thế như ngày nay.

Sau khi Nguyễn Trung Trực bị xử ngày 27/10/1868, những người dân yêu kính ông ở Rạch Giá đã bí mật thờ ông trong đền thờ Nam Hải Ðại tướng quân. Ban đầu, đây chỉ là một ngôi đền nhỏ bằng gỗ, lợp lá. Sau nhiều lần tu bổ, ngôi đình đã có diện mạo bề thế như ngày nay.

Bên trong đình, lãnh tụ Nguyễn Trung Trực được thờ ở vị trí trung tâm. Bện cạnh đó còn có ngai thờ những cộng sự thân tín của ông, ngai thờ Nam Hải Ðại tướng quân theo phong tục của người dân miền biển và các bàn thờ Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền...

Bên trong đình, lãnh tụ Nguyễn Trung Trực được thờ ở vị trí trung tâm. Bện cạnh đó còn có ngai thờ những cộng sự thân tín của ông, ngai thờ Nam Hải Ðại tướng quân theo phong tục của người dân miền biển và các bàn thờ Tây hiến, Đông hiến, Tiền hiền, Hậu hiền...

Mô hnh pháo hạm Espérance của Pháp từng bị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực phá hủy được phục dựng trên dòng sông Kiên phía trước đình.

Mô hnh pháo hạm Espérance của Pháp từng bị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực phá hủy được phục dựng trên dòng sông Kiên phía trước đình.

3. Tọa lạc tại số 27 Nguyễn Văn Trỗi, Rạch Giá, Kiên Giang, tòa nhà Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang là một tòa dinh thự cổ mang kiến trúc độc đáo hiếm thấy của khu vực Nam Bộ.

3. Tọa lạc tại số 27 Nguyễn Văn Trỗi, Rạch Giá, Kiên Giang, tòa nhà Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang là một tòa dinh thự cổ mang kiến trúc độc đáo hiếm thấy của khu vực Nam Bộ.

Tòa nhà này thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong vùng cho xây dựng. Sau này ông Trần Quang Chiêu (con thứ ba của ông Trần Nhuệ) thừa hưởng ngôi nhà nên công trình còn có tên gọi là nhà ông Ba Chiêu.

Tòa nhà này thường được dân địa phương gọi là Cái Nhà Lớn, do ông Trần Nhuệ, một địa chủ lớn trong vùng cho xây dựng. Sau này ông Trần Quang Chiêu (con thứ ba của ông Trần Nhuệ) thừa hưởng ngôi nhà nên công trình còn có tên gọi là nhà ông Ba Chiêu.

Tòa dinh thự cổ được khởi công xây dựng năm 1911, khánh thành năm 1920. Công trình có kiến trúc “nửa Tây nửa Ta” độc đáo Bên ngoài được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc của người phương Tây nhưng bên trong có kiến trúc theo kiểu nhà cổ Việt Nam.

Tòa dinh thự cổ được khởi công xây dựng năm 1911, khánh thành năm 1920. Công trình có kiến trúc “nửa Tây nửa Ta” độc đáo Bên ngoài được xây dựng theo kiểu nhà hộp trang trí hoa văn theo lối kiến trúc của người phương Tây nhưng bên trong có kiến trúc theo kiểu nhà cổ Việt Nam.

Trong hơn 100 năm tồn tại, tòa dinh thị từng nhiều lần thay đổi chủ nhân. Sau 1975, tòa nhà được tỉnh hội Phụ nữ Kiên Giang sử dụng rồi giao cho đoàn văn công thuộc Ty văn hóa Thông tin làm trụ sở. Sau đó công trình cổ này trở thành Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang.

Trong hơn 100 năm tồn tại, tòa dinh thị từng nhiều lần thay đổi chủ nhân. Sau 1975, tòa nhà được tỉnh hội Phụ nữ Kiên Giang sử dụng rồi giao cho đoàn văn công thuộc Ty văn hóa Thông tin làm trụ sở. Sau đó công trình cổ này trở thành Bảo tàng Tỉnh Kiên Giang.

4. Nằm ở phường An Hòa của Rạch Giá, lăng mộ Hội đồng Suông là một quần thể kiến trúc phức tạp, được coi là khu lăng mộ cổ độc đáo bậc nhất Nam Bộ. Lăng do ông Hà Mỹ Suông - một đại điền chủ người Việt gốc Hoa có thế lực rất lớn ở đất Hà Tiên xưa - cho xây từ năm năm 1936-1938.

4. Nằm ở phường An Hòa của Rạch Giá, lăng mộ Hội đồng Suông là một quần thể kiến trúc phức tạp, được coi là khu lăng mộ cổ độc đáo bậc nhất Nam Bộ. Lăng do ông Hà Mỹ Suông - một đại điền chủ người Việt gốc Hoa có thế lực rất lớn ở đất Hà Tiên xưa - cho xây từ năm năm 1936-1938.

Khu lăng mộ cổ này là một quần thể kiến trúc phức tạp, với trung tâm là nơi đặt mộ phần có diện tích 7 x 7 mét, được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch nhập từ Italia. Dù gọi là mộ Hội đồng Suông nhưng trên thực tế đây là nơi an nghỉ của song thân ông Hội đồng.

Khu lăng mộ cổ này là một quần thể kiến trúc phức tạp, với trung tâm là nơi đặt mộ phần có diện tích 7 x 7 mét, được xây hoàn toàn bằng đá cẩm thạch nhập từ Italia. Dù gọi là mộ Hội đồng Suông nhưng trên thực tế đây là nơi an nghỉ của song thân ông Hội đồng.

Đền thờ nằm ở khu phía sau của quần thể lăng mộ. Đây là một ngôi nhà hai gian ba chái, được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu đình chùa truyền thống của người Hoa. Gian giữa là nơi thờ tự. Hai chái dành cho người ở để trông nom, hương khói cho khu mộ.

Đền thờ nằm ở khu phía sau của quần thể lăng mộ. Đây là một ngôi nhà hai gian ba chái, được xây dựng theo lối kiến trúc kiểu đình chùa truyền thống của người Hoa. Gian giữa là nơi thờ tự. Hai chái dành cho người ở để trông nom, hương khói cho khu mộ.

Dưới nền của đền thờ có một đường hầm dài hàng chục mét dẫn vào một căn phòng khá rộng. Năm 1941, tầng hầm này là nơi diễn ra cuộc họp của Tỉnh ủy Hậu Giang, sau đó thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Rạch Giá, và trong hai cuộc kháng chiến còn là nơi ẩn náu của một số chiến sỹ cách mạng.

Dưới nền của đền thờ có một đường hầm dài hàng chục mét dẫn vào một căn phòng khá rộng. Năm 1941, tầng hầm này là nơi diễn ra cuộc họp của Tỉnh ủy Hậu Giang, sau đó thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Rạch Giá, và trong hai cuộc kháng chiến còn là nơi ẩn náu của một số chiến sỹ cách mạng.

Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/bon-dia-diem-khong-the-khong-ghe-tham-o-thanh-pho-rach-gia-1858052.html