Bốn vấn đề đối với máy bay ném bom Mỹ
Lực lượng máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ đang ngày càng suy yếu và việc tái thiết lực lượng này gặp rất nhiều khó khăn.
Lực lượng máy bay ném bom hạng nặng của Mỹ đang dần suy yếu và việc tái thiết lực lượng này gặp rất nhiều khó khăn, cổng thông tin Forbes cho biết.
Cổng thông tin này nhận định rằng, hiện tại phi đội máy bay ném bom chiến lược của Mỹ đã lỗi thời. Tuy nhiên, chúng phải tiếp tục đóng vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo an ninh của Mỹ, chủ yếu đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân trước các đối thủ tiềm năng, đặc biệt là Nga.
Hiện nay những máy bay đang phục vụ rất dễ bị tổn thương và sau khoảng 10 năm nữa chúng sẽ không thể thực hiện sứ mệnh của mình. Mặc dù Hoa Kỳ đã bắt đầu nâng cấp và chế tạo các máy bay ném bom mới nhưng họ cần thời gian. Vì vậy, khả năng răn đe hạt nhân của Mỹ trong khoảng thời gian này sẽ giảm đáng kể.
Theo kế hoạch, năm 2032 Mỹ sẽ cho máy bay B-2 nghỉ hưu và năm 2036 sẽ đến lượt các máy bay B-2. Chúng sẽ được thay thế bằng phiên bản hiện đại hóa sâu máy bay ném bom B-52 Stratofortress và B-21 Raider. Tuy nhiên, việc thực hiện các kế hoạch đầy tham vọng này có thể gặp trở ngại nghiêm trọng. Chuyên gia quân sự Lauren Thompson cho rằng, trở ngại lớn nhất liên quan đến máy bay ném bom bí mật B-21.
Đầu tiên là về hợp đồng chế tạo máy bay ném bom mà công ty Northrop đã đánh bại công ty Boeing giành được. Các chuyên gia đã xác định được mười điểm yếu trong hợp đồng của công ty Northrop. Một số trong số này liên quan đến chi phí và tiến độ thực hiện dự án này.
Sự chậm trễ trong việc đưa vào biên chế loại máy bay ném bom mới sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong khi đó nhiệm vụ xâm nhập vùng nhận dạng phòng không của đối phương hiện tại đang cấp bách hơn bao giờ hết.
Vấn đề thứ hai đối với không quân Mỹ là trang bị tên lửa tầm xa cho máy bay ném bom. Tên lửa hành trình mà B-52 sử dụng để xâm nhập không phận được bảo vệ, được phóng lần đầu tiên vào năm 1982. Theo chỉ huy của Mỹ, hiện tại loại tên lửa này đã lỗi thời. Không quân Mỹ đã quyết định sản xuất 1.000 tên lửa hành trình tầm xa (LRSOs), có khả năng đạt 1.500 dặm (khoảng 2.400 km).
Công ty Raytheon đã được nhận được hợp đồng sản xuất LRSO vào năm ngoái và nếu không quân Mỹ không nhận được tên lửa trong tương lai gần, thì B-52 sẽ trở nên vô dụng.
Vấn đề thứ ba là việc hiện đại hóa máy bay ném bom B-52 Stratofortress. Để hiện đại hóa các máy bay này Mỹ phải tiêu tốn một số tiền không hề rẻ. Các máy bay này sẽ được thay thế động cơ vốn tiêu thụ quá nhiều nhiên liệu bằng những động cơ mới. Các công ty thương mại sẽ tham gia vào việc sản xuất các động cơ cho phiên bản máy bay ném bom mới và điều này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Vấn đề cuối cùng đó là cần phải hiện đại hóa các máy bay chở nhiên liệu. Lực lượng không quân phải đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa phi đội máy bay tiếp nhiên liệu để cung cấp cho các máy bay ném bom chiến lược sự hỗ trợ đầy đủ trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hạt nhân.