Borobudur - kỳ quan Phật giáo tại đất nước Hồi giáo Indonesia

Nằm tại đảo Java - nơi có tới 95% dân số theo Hồi giáo, đền Borobudur cách thành phố Yogyakarta 41 km về phía tây bắc là di tích Phật giáo lớn nhất trên thế giới, là niềm tự hào của người dân Indonesia.

Theo sử sách Indonesia, Đền Borobudur được xây dựng từ năm 778 sau Công nguyên và hoàn thành vào 50 năm sau đó. Như vậy đền xây dựng trước cả Angkor Wat (Campuchia) 300 năm, và trước Nhà thờ Đức Bà 200 năm.

Theo sử sách Indonesia, Đền Borobudur được xây dựng từ năm 778 sau Công nguyên và hoàn thành vào 50 năm sau đó. Như vậy đền xây dựng trước cả Angkor Wat (Campuchia) 300 năm, và trước Nhà thờ Đức Bà 200 năm.

Đền nằm giữa khu đồng bằng màu mỡ nhất của đảo Java và được bao quanh bởi 4 ngọn núi và quay mặt về phía Đông Bắc.

Đền nằm giữa khu đồng bằng màu mỡ nhất của đảo Java và được bao quanh bởi 4 ngọn núi và quay mặt về phía Đông Bắc.

Đền Borobudur tráng lệ có tổng diện tích 123 x 123 mét, cao 10 tầng, trong đó 6 tầng đầu tiên có hình chữ nhật và 4 tầng còn lại hình tròn.

Đền Borobudur tráng lệ có tổng diện tích 123 x 123 mét, cao 10 tầng, trong đó 6 tầng đầu tiên có hình chữ nhật và 4 tầng còn lại hình tròn.

Borobudur được trang trí bởi 2.672 tấm phù điêu được chạm khắc trên đá về cuộc đời của Đức Phật.

Borobudur được trang trí bởi 2.672 tấm phù điêu được chạm khắc trên đá về cuộc đời của Đức Phật.

Các phù điêu chia theo các chủ đề: thế giới tự nhiên được con người nhìn thấy và trải nghiệm hiện tại, cõi chuyển tiếp nơi con người được giải phóng khỏi thế tục và cõi cao nhất về đấng Phật toàn năng.

Các phù điêu chia theo các chủ đề: thế giới tự nhiên được con người nhìn thấy và trải nghiệm hiện tại, cõi chuyển tiếp nơi con người được giải phóng khỏi thế tục và cõi cao nhất về đấng Phật toàn năng.

Đền có 72 bảo tháp nhỏ và 1 bảo tháp chính. Trong các bảo tháp và xung quanh đền có tổng cộng 504 bức tượng Phật.

Đền có 72 bảo tháp nhỏ và 1 bảo tháp chính. Trong các bảo tháp và xung quanh đền có tổng cộng 504 bức tượng Phật.

Người dân tin rằng nếu có thể chạm tay vào tượng Phật trong các bảo tháp sẽ gặp may mắn.

Người dân tin rằng nếu có thể chạm tay vào tượng Phật trong các bảo tháp sẽ gặp may mắn.

Kiến trúc đền Borobudur rất đặc biệt, được liên kết chặt chẽ với nhau mà không dùng xi măng hay bất kì chất liệu kết dính nào.

Kiến trúc đền Borobudur rất đặc biệt, được liên kết chặt chẽ với nhau mà không dùng xi măng hay bất kì chất liệu kết dính nào.

Các công trình có cấu trúc giống như các khối xếp hình Lego ghép vào nhau.

Các công trình có cấu trúc giống như các khối xếp hình Lego ghép vào nhau.

Đền Bobobudur đã trải qua 4 lần trùng tu và hiện nay là 1 trong 7 kì quan thế giới.

Đền Bobobudur đã trải qua 4 lần trùng tu và hiện nay là 1 trong 7 kì quan thế giới.

Hàng năm các tín đồ Phật giáo vẫn thường kỷ niệm ngày lễ Phật đản tại ngôi đền này./.

Hàng năm các tín đồ Phật giáo vẫn thường kỷ niệm ngày lễ Phật đản tại ngôi đền này./.

Hương Trà/VOV-Jakarta

Nguồn VOV: https://vov.vn/du-lich/borobudur-ky-quan-phat-giao-tai-dat-nuoc-hoi-giao-indonesia-824043.vov