Bụi đỏ trong vành đĩa hành tinh có thể là tiền thân chứa sự sống
Các nhà thiên văn học tại Viện Carnegie đã tìm thấy dấu hiệu đầu tiên của các phân tử hữu cơ phức tạp trong lớp vành đĩa bụi đỏ bao quanh một ngôi sao xa xôi 8 triệu tuổi, được gọi là HR 4796A.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn Quốc tế, John Debes và Alycia Weinberger thuộc Viện Carnegie với Glenn Schneider của Đại học Arizona báo cáo các quan sát về ánh sáng hồng ngoại phát từ HR 4796A qua Kính thiên văn vũ trụ Hubble.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, quang phổ hồng ngoại của kính viễn vọng bị tán xạ bởi vành đĩa bụi của ngôi sao HR 4796A trông rất đỏ, do chứa các phân tử carbon hữu cơ lớn gọi là tholin, tựa như màu trạng thái của oxit sắt.
Thực tế, phân tử Tholin không hình thành tự nhiên trên Trái đất vì oxy trong khí quyển sẽ nhanh chóng phá hủy chúng, nhưng chúng được cho từng tồn tại trên ngôi sao HR 4796A hàng tỷ năm trước, và nó có thể là tiền thân tạo nên các phân tử sinh học đặt nền móng cho các dạng sống đầu tiên.
Tholin đã được phát hiện ở những nơi khác trong hệ mặt trời, như trong sao chổi và trên mặt trăng Titan của Sao Thổ, những nơi này đặc thù có bầu khí quyển đỏ.
Được biết, HR 4796A nằm trong chòm sao Centaurus, có thể nhìn thấy chủ yếu ở bán cầu nam. Nó cách Trái đất khoảng 220 năm ánh sáng.
HR 4796A có khối lượng gấp đôi, nóng gần gấp đôi, sáng hơn gấp hai mươi lần so với Mặt trời, theo ông Debes. Nghiên cứu hệ thống này cung cấp manh mối mới để hiểu các điều kiện khác nhau để ngôi sao hình thành và tìm hiểu sâu về việc có dạng sống nào thực sự đang tồn tại trên ngôi sao nàyhay không.