Các bài tập giúp phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não (Phần 1)
Việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não cần toàn diện, thời gian thích hợp. Gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân nhằm tăng khả năng phục hồi, tránh những di chứng nặng nề.
Nội dung:
1. Người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não tập tự thay quần áo
2. Tập di chuyển từ giường sang ghế (xe lăn) và ngược lại
3. Tập đứng dậy là bài tập đầu tiên để phục hồi chức năng cho người bị bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não
4. Tập thăng bằng đứng
5. Tập theo tầm vận động khớp
Nội dung các hoạt động phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não bao gồm: giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.
*Lưu ý: Khi cho người đột quỵ và tai biến mạch máu não tập các bài tập phục hồi chức năng cần chú ý quan sát sắc thái của họ. Khi thấy người bệnh toát mồ hôi và tỏ ra mệt mỏi, người nhà cần cho họ nghỉ ngơi ngay.
1. Người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não tập tự thay quần áo
Cởi áo (quần):
- Theo thứ tự cởi tay áo (ống quần) bên lành trước, bên liệt sau.
Mặc quần (áo):
- Làm theo thứ tự ngược lại với khi cởi: xỏ ống quần (tay áo) bên liệt vào trước, kéo lên rồi xỏ ống quần (tay áo) bên lành vào sau.
Cài khuy áo, buộc dây giày, dép:
- Nếu cài khuy áo khó khăn, có thể thay các khuy áo bằng băng dán, móc gài... Tương tự như vậy có thể thay giây buộc giày, dép bằng móc cài hoặc băng dán
2. Tập di chuyển từ giường sang ghế (xe lăn) và ngược lại
- Để người bị liệt ngồi ở mép giường.
- Xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt.
- Mặt giường chỉ cao bằng ghế (xe lăn).
- Giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.
3. Tập đứng dậy là bài tập đầu tiên để phục hồi chức năng cho người bị bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não
Khi mới tập đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành, khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, cần chú ý sửa sao cho khi đứng dậy, người bệnh phải dồn trọng lượng đều xuống cả hai chân.
Tham khảo thêm
10 bài tập tốt cho xương khớp nên áp dụng hàng ngày, giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm, đau lưng
Người bệnh cũng có thể đứng dậy bằng nạng. Tuy nhiên, trước khi sử dụng nạng, người bị liệt cần tập đứng vững trong thanh song song trước. Nếu người bệnh không tự đứng dậy một mình, người nhà cần hỗ trợ họ.
Chuẩn bị:
− Để hai bàn tay người bệnh đặt lên vai người nhà.
− Hai tay người nhà đặt ngang thắt lưng người bệnh.
− Hai mũi bàn chân người nhà đặt đối diện mũi bàn chân người bệnh.
− Hai gối người nhà tỳ vào hai gối người bệnh, giữ cho chúng duỗi.
− Yêu cầu bệnh nhân cúi người về phía trước sau đó đứng lên với sự đỡ giúp của người nhà.
− Trong động tác này người bệnh phải phối hợp cùng người giúp đỡ để đứng lên.
4. Tập thăng bằng đứng
Để người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não đi được họ cần đứng vững, đứng càng nhiều càng tốt. Trước tiên, để cho người bệnh tập đứng trong thanh song song trước.
Để có thể đứng vững hơn, bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não nên tập với cánh tay sang hai bên song, rồi cúi nhặt vật dưới đất. Mỗi bên làm 10 lần. Tập luyện hàng ngày để người bệnh đứng vững hơn.
Tổng hợp các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ và tai biến
Tai biến mạch máu não là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Khi người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não đã đứng vững, có thể cho họ tập đi. Lúc đầu nên tập đi trong thanh song song. Có thể đi theo kiểu ba điểm hoặc bốn điểm.
5. Tập theo tầm vận động khớp
Để đề phòng co cứng và biến dạng các khớp, người bệnh đột quỵ và tai biến mạch máu não cần được động viên thực hiện các bài tập thụ động theo tầm vận động khớp. Người bệnh tự làm hoặc có người nhà giúp. Bài tập này nên làm hàng ngày. Mỗi động tác nên thực hiện từ 10 - 15 lần
Nâng hông lên khỏi mặt giường:
- Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau.
- Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, và càng lâu càng tốt.
- Để người bệnh đếm1,2,3,4... đến 15-20 hãy đặt hông xuống giường.
- Làm lại khoảng 10 lần.
Tập cài hai tay đưa lên phía đầu:
- Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu.
- Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, hạ hai tay về vị trí cũ. Làm lại 10 - 15 lần.
Các bài tập giúp phục hồi chức năng ở bệnh nhân đột quỵ và tai biến mạch máu não (Phần 2)