Các chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 01/07/2024

Từ ngày mai (1/7), bên cạnh các Luật mới liên quan đến kinh tế, nhiều nội dung về tiền lương cơ sở, phí, lệ phí, ngân hàng... sẽ chính thức có hiệu lực.

Từ 1/7, 10 luật mới đã được Quốc hội thông qua tại các kỳ họp trước sẽ chính thức có hiệu lực, gồm: Luật Các tổ chức tín dụng 2024; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023; Luật Căn cước 2023; Luật Tài nguyên nước 2023; Luật Viễn thông 2023; Luật Giao dịch điện tử 2023; Luật Hợp tác xã 2023; Luật Phòng thủ dân sự 2023; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và Luật Giá 2023.

Các chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 01/07/2024

Các chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 01/07/2024

Cũng từ ngày 1/7, điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hiện hưởng (tháng 6/2024). Đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, nếu sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 300.000 đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh để bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Theo Thông tư 43/2024, một số loại phí, lệ phí được giảm 50% so với mức phí hiện, hành kể từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024 như: lệ phí cấp căn cước; lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; phí thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy; phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

Ngoài ra, từ 1/7, Thông tư 07/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mỗi một điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/video/cac-chinh-sach-kinh-te-moi-co-hieu-luc-tu-01-07-2024-246847.htm