Các công ty phương Tây đối mặt vấn đề bất ngờ khi định rời khỏi Nga

Không dễ để các công ty phương Tây nói lời tạm biệt với Nga, chuyên gia Elisabeth Brau - một nhà phân tích của tờ Politico nêu ý kiến này và phân tích rõ các nguyên nhân.

Hàng trăm công ty phương Tây đã tuyên bố rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga sau khi xung đột Ukraine nổ ra do lo ngại trở thành đối tượng hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.

Hàng trăm công ty phương Tây đã tuyên bố rút hoạt động kinh doanh khỏi Nga sau khi xung đột Ukraine nổ ra do lo ngại trở thành đối tượng hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU.

Theo thống kê, hơn 1.000 doanh nghiệp nước ngoài thông báo đã kết thúc hoạt động ở Nga. Nhưng vào tháng 12/2022, giới truyền thông lại đưa ra con số bất ngờ khi phát hiện ra rằng chưa đến 9% trong số 1.404 công ty của EU và G7 thực sự rời khỏi nước này.

Theo thống kê, hơn 1.000 doanh nghiệp nước ngoài thông báo đã kết thúc hoạt động ở Nga. Nhưng vào tháng 12/2022, giới truyền thông lại đưa ra con số bất ngờ khi phát hiện ra rằng chưa đến 9% trong số 1.404 công ty của EU và G7 thực sự rời khỏi nước này.

Như bà Laura Burns - giám đốc điều hành cấp cao của công ty Willis Towers Watson thừa nhận "rất khó để các công ty phương Tây rời bỏ nước Nga", và có hai lý do dẫn tới thực trạng trên.

Như bà Laura Burns - giám đốc điều hành cấp cao của công ty Willis Towers Watson thừa nhận "rất khó để các công ty phương Tây rời bỏ nước Nga", và có hai lý do dẫn tới thực trạng trên.

Đầu tiên Điện Kremlin đã nói rõ rằng họ có thể đưa ra quyết định tịch thu tài sản của những doanh nghiệp phương Tây đã rời đi.

Đầu tiên Điện Kremlin đã nói rõ rằng họ có thể đưa ra quyết định tịch thu tài sản của những doanh nghiệp phương Tây đã rời đi.

Tác giả bài viết trên tờ Politico lưu ý rằng những công ty lớn như British Petroleum (BP) và DIY Obi Baumarkt đã mất hàng tỷ USD do rút khỏi thị trường Nga, đây là thực trạng không mấy "dễ chịu".

Tác giả bài viết trên tờ Politico lưu ý rằng những công ty lớn như British Petroleum (BP) và DIY Obi Baumarkt đã mất hàng tỷ USD do rút khỏi thị trường Nga, đây là thực trạng không mấy "dễ chịu".

"Ví dụ, các công ty phương Tây muốn rời khỏi Liên bang Nga hiện phải chuyển cổ tức của họ vào một tài khoản đặc biệt tại ngân hàng Nga - và số tiền này chỉ có thể được thanh toán khi nhận được sự chấp thuận của chính phủ Nga", nhà báo Brau viết.

"Ví dụ, các công ty phương Tây muốn rời khỏi Liên bang Nga hiện phải chuyển cổ tức của họ vào một tài khoản đặc biệt tại ngân hàng Nga - và số tiền này chỉ có thể được thanh toán khi nhận được sự chấp thuận của chính phủ Nga", nhà báo Brau viết.

“Việc rút lui khỏi thị trường Nga gây ra tình trạng bán tháo tài sản, và khi đó các công ty nói trên chỉ có thể nhận được một phần nhỏ từ hoạt động "vớt vát" này".

“Việc rút lui khỏi thị trường Nga gây ra tình trạng bán tháo tài sản, và khi đó các công ty nói trên chỉ có thể nhận được một phần nhỏ từ hoạt động "vớt vát" này".

"Nga dường như đang nói rằng nếu các doanh nghiệp phương Tây định rời đi, thì Moskva cũng có thể 'móc hầu bao' của họ. Những dấu hiệu cho thấy Điện Kremlin tiến hành quốc hữu hóa tài sản vẫn tiếp tục”, nhà báo Laura Burns nói thêm.

"Nga dường như đang nói rằng nếu các doanh nghiệp phương Tây định rời đi, thì Moskva cũng có thể 'móc hầu bao' của họ. Những dấu hiệu cho thấy Điện Kremlin tiến hành quốc hữu hóa tài sản vẫn tiếp tục”, nhà báo Laura Burns nói thêm.

Lý do thứ hai khiến việc các doanh nghiệp nước ngoài không dễ dàng chia tay nước Nga còn bất ngờ hơn, đó chính là các biện pháp trừng phạt chống Nga của phương Tây đang ngăn cản các công ty bán tài sản.

Lý do thứ hai khiến việc các doanh nghiệp nước ngoài không dễ dàng chia tay nước Nga còn bất ngờ hơn, đó chính là các biện pháp trừng phạt chống Nga của phương Tây đang ngăn cản các công ty bán tài sản.

“Ở một đất nước có nhiều công ty, giám đốc điều hành và quan chức đang bị trừng phạt, thì việc tìm người mua tài sản là một trở ngại lớn".

“Ở một đất nước có nhiều công ty, giám đốc điều hành và quan chức đang bị trừng phạt, thì việc tìm người mua tài sản là một trở ngại lớn".

Lấy ví dụ như Philip Morris - một công ty thuốc lá lớn. Giám đốc điều hành Jacek Olczak phàn nàn rằng họ đang bế tắc trong các cuộc đàm phán với những người mua tiềm năng ở Nga.

Lấy ví dụ như Philip Morris - một công ty thuốc lá lớn. Giám đốc điều hành Jacek Olczak phàn nàn rằng họ đang bế tắc trong các cuộc đàm phán với những người mua tiềm năng ở Nga.

Theo ông Olczak, trong thời điểm hiện tại và cả tương lai, chưa biết bằng cách nào để công ty Philip Morris có thể sắp xếp một thỏa thuận có lợi cho mình. Điều tương tự cũng xảy ra với những doanh nghiệp khác.

Theo ông Olczak, trong thời điểm hiện tại và cả tương lai, chưa biết bằng cách nào để công ty Philip Morris có thể sắp xếp một thỏa thuận có lợi cho mình. Điều tương tự cũng xảy ra với những doanh nghiệp khác.

“Đến giờ việc ở lại hay rời đi không còn quan trọng. Chúng tôi đã cố gắng suốt năm ngoái để thoát khỏi tình cảnh này và thực tế là doanh nghiệp đang mắc kẹt”, ông Olczak nhấn mạnh.

“Đến giờ việc ở lại hay rời đi không còn quan trọng. Chúng tôi đã cố gắng suốt năm ngoái để thoát khỏi tình cảnh này và thực tế là doanh nghiệp đang mắc kẹt”, ông Olczak nhấn mạnh.

Hiện tại để chống lại làn sóng các công ty phương Tây rời đi, ngoài biện pháp đã nêu, Nga còn đang "trải thảm đỏ" đón những doanh nghiệp Trung Quốc vào làm ăn, bởi Moskva nhận định rằng họ chính là sự thay thế tốt nhất.

Hiện tại để chống lại làn sóng các công ty phương Tây rời đi, ngoài biện pháp đã nêu, Nga còn đang "trải thảm đỏ" đón những doanh nghiệp Trung Quốc vào làm ăn, bởi Moskva nhận định rằng họ chính là sự thay thế tốt nhất.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/cac-cong-ty-phuong-tay-doi-mat-van-de-bat-ngo-khi-dinh-roi-khoi-nga-post533925.antd