Cách chữa và ngăn ngừa rối loạn tiền đình hiệu quả

Việc chữa rối loạn tiền đình cần có sự giám sát của các bác sĩ và cơ sở y tế chuyên môn. Nếu chữa rối loạn tiền đình không đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

Bài viết sử dụng thông tin tư vấn sức khỏe từ BS Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt - Nga

Cách điều trị rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình có chữa được không?

Chữa rối loạn tiền đình bằng cách nào? Khi có dấu hiệu rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các chuyên khoa về thần kinh. Tại đây người bệnh sẽ được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình. Việc chữa rối loạn tiền đình cần có sự giám sát của các bác sĩ và cơ sở y tế chuyên môn. Nếu không điều trị đúng cách, không những bệnh nhân lãng phí tiền bạc mà tình trạng bệnh còn có thể diễn biến nặng hơn thậm chí có những biến chứng nguy hiểm.

Tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, dựa vào các triệu chứng thường gặp để đưa ra chẩn đoán ban đầu bao gồm: Chóng mặt, mất thăng bằng, rung giật nhãn cầu. Ngoài ra có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm tùy vào từng thể trạng bệnh nhân. Các xét nghiệm bao gồm:

- Đo lưu huyết não,

- Chụp MRI, CT Scanner sọ não, cột sống cổ.

- Xét nghiệm khu trú hệ thần kinh: âm ốc tai, xét nghiệm điện vùng da quanh mắt, xét nghiệm xoay vòng

Việc điều trị rối loạn tiền đình bao gồm:

Điều trị triệu chứng: dùng các thuốc giảm chóng mặt (acetyl leucin), thuốc chống nôn (domperidon, metoclopramid…), thuốc an thần nhẹ, thuốc bổ thần kinh (citicoline).
Điều trị nguyên nhân: dùng thuốc tăng tuần hoàn não, tăng tuần hoàn tai trong như piracetam, vinpocetin, betahistin, cinnarizin, flunarizine…; dùng thuốc chống viêm dây thần kinh số 8 do virus; phẫu thuật để giải quyết nguyên nhân gây tổn thương não, tổn thương tai trong hoặc u dây thần kinh số 8.
Tập phục hồi chức năng tiền đình: Các bài tập này được sẽ giúp tăng cường hoạt động phối hợp các bộ phận của cơ thể, giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý các tín hiệu từ tiền đình thông suốt, nhịp nhàng hơn.
Xây dựng các thói quen sinh hoạt tốt: Kiểm soát stress giảm căng thẳng; tập thể dục, tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tuần hoàn máu não ổn định hơn; ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế đồ chiên xào và chế biến sẵn.

Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, người bệnh cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh.

Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, người bệnh cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh.

Làm sao để không bị rối loạn tiền đình?

Cuộc sống hiện tại với nhiều áp lực trong cuộc sống kết hợp lối sống sinh hoạt thiếu khoa học khiến nhiều người mắc rối loạn tiền đình hơn. Để phòng ngừa rối loạn tiền đình, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

Duy trì thói quen tập thể dục thể thao, đều đặn và hợp lý. Đặc biệt là các động tác giúp tăng cường tuần hoàn máu.

Không sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cà phê…) vì gây mất nước, co thắt mạch máu khiến tình trạng rối loạn tiền đình nặng hơn.

Tránh/hạn chế những căng thẳng trong cuộc sống thường ngày. Không nên thức khuya, làm việc kiệt sức, ngủ không đủ giấc…. Ngoài ra có thể thư giãn bằng cách ngồi thiền, tập yoga, nghe nhạc nhẹ…

Uống đủ nước. Việc uống đủ từ 1,5 – 2,0 l nước mỗi ngày sẽ giúp ổn định chất lỏng trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa triệu chứng chóng mặt do mất nước.

Có chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung các thực phẩm tốt cho não như vitamin B, omega-3, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc, hạt, sữa, thịt gà,nấm. trứng, cá thu, óc chó. Đồng thời hạn chế không ăn nhiều muối, đường, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.

Cuộc sống hiện tại với nhiều áp lực trong cuộc sống kết hợp lối sống sinh hoạt thiếu khoa học khiến nhiều người mắc rối loạn tiền đình hơn.

Cuộc sống hiện tại với nhiều áp lực trong cuộc sống kết hợp lối sống sinh hoạt thiếu khoa học khiến nhiều người mắc rối loạn tiền đình hơn.

Ai dễ bị rối loạn tiền đình?

Có một số nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ mắc rối loạn tiền đình. Những đối tượng sau dễ có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình:

Trên 40 tuổi: Những người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn do chức năng của một số cơ quan suy giảm.
Mất máu quá nhiều: Những người bị mất máu nhiều do chấn thương, bệnh tật hoặc mất máu ở phụ nữ sau sinh.
Môi trường sống, làm việc dễ gặp căng thẳng thường xuyên, áp lực, lo lắng quá mức.
Dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… có lối sống thiếu khoa học như ít ngủ, lười vận động, thức khuya, chế độ ăn uống không khoa học.

Kim Dung

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-chua-va-ngan-ngua-roi-loan-tien-dinh-hieu-qua-16923022217483192.htm