Cách điều trị hiệu quả phổi tắc nghẽn mạn tính

Người mắc bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD thường có triệu chứng ho khạc đờm: ban đầu đờm ít và loãng, sau nhiều, đặc hơn, giai đoạn cuối có thể đổi màu và có mủ. Thêm vào đó, người bệnh cũng thấy khó thở, người mệt mỏi. Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với một số bệnh như viêm họng mạn, viêm phổi... nên nhiều người bệnh chủ quan và không tuân thủ điều trị.

Bàn về cách điều trị hiệu quả phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD, người bệnh cần nhận thức được, đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát, phòng ngừa bệnh, từ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh, đẩy lùi, làm chậm sự phát triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng.

Với cách phương pháp điều trị hiện nay đang được áp dụng phổ thông như:

- Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giãn phế quản giúp người bệnh thở dễ dàng, thuốc giãn phế quản giảm viêm phổi, cải thiện triệu chứng.

- Vaccine phòng ngừa: Người bệnh sử dụng các vaccine phòng cúm, thuốc chủng ngừa phế cầu, liệu pháp oxy.

- Phẫu thuật: Là phương pháp điều trị cuối cùng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà dùng thuốc không có hiệu quả.

Tuy nhiên, trên thực tế, do phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh phải điều trị kéo dài suốt đời nên việc điều trị gặp không ít khó khăn, nhất là đối với những người cao tuổi - nhóm tuổi thường hay “nhớ nhớ quên quên” và hay nhầm lẫn giữa các loại thuốc.

Đi khám sớm để được điều trị kịp thời

Các triệu chứng phổ biến, điển hình của bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm khó thở khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất, ho, khò khè, mệt mỏi và/ hoặc tiết ra chất nhầy dai dẳng.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc phổi tắc nghẽn mạn tính thường là đối tượng trên 40 tuổi có tiền sử hút thuốc lá, phơi nhiễm môi trường ô nhiễm hoặc trong gia đình có người mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản, COPD...

Nếu bạn có những triệu chứng này, người bệnh nên đến chuyên khoa để thăm khám sớm. Ngoài hỏi bệnh sử, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thử nghiệm kiểm tra hơi thở (kiểm tra chức năng phổi) được gọi là hô hấp ký. Phương pháp này đo khả năng thở ra của bạn và có thể phát hiện xem đường thở của bạn có bị hẹp hay không.

Ngoài ra, những thay đổi của bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể được nhìn thấy trên X-quang ngực hoặc CT scan ngực. Khi đã xác định mắc phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh có thể phải làm các xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng hô hấp khi ngủ và khi vận động, bao gồm cả việc xem xét mức độ bão hòa oxy trong máu.

Bệnh lý phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD có thể chữa trị dứt điểm hay không?

Phổi tắc nghẽn mạn tính có thể điều trị bằng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc nhưng có thể điều trị dứt điểm được hay không? Đây cũng chính là băn khoăn của nhiều người bệnh khi mới được chẩn đoán mắc COPD.

Thuật ngữ “mạn tính”, trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có nghĩa là nó tồn tại trong một thời gian dài. Các triệu chứng của bệnh lý này có thể được cải thiện khi một người ngừng hút thuốc, dùng thuốc thường xuyên, và/ hoặc tham gia phục hồi chức năng phổi. Nhưng người bệnh cần hiểu rằng phổi vẫn bị hư hại và không thể hoàn toàn trở lại bình thường.

Như vậy, COPD không thể điều trị dứt điểm, đây là một bệnh lý kéo dài suốt đời. Khó thở và mệt mỏi không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục tận hưởng niềm vui sống.

Điều trị phổi tắc nghẽn mạn tính theo y học cổ truyền

Nếu y học hiện đại phân tách viêm phế quản, hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính thành những căn bệnh khác nhau thì Y học cổ truyền coi viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều thuộc thể bệnh được gọi là "háo suyễn".

Theo thuyết Âm dương ngũ hành, phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ, thổ sinh kim. Vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là “con hư bổ mẹ”. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy. Kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị bệnh ở thận, theo nguyên lý “mẹ thực tả con”, thận thông thì phế thông.

Như vậy nguyên tắc chung điều trị chứng háo suyễn theo Y học cổ truyền là phò chính, khu tà. Sách Nội Kinh đã chỉ rõ: “Tà chi sở tấu, chính khí bất an”. Sau khi cắt cơn, tiếp tục điều trị “phò chính”, làm cho cơ thể càng khỏe lên, sức đề kháng tăng cao, sau đó dù cho môi trường bất lợi thì các triệu chứng của đợt cấp cũng hạn chế tái phát.

Tiểu thanh long thang là bài thuốc cổ phương hơn 1500 tuổi được ứng dụng nhiều trong điều trị chứng háo suyễn. Trong quá trình ứng dụng trong thực tế điều trị, bài thuốc được gia giảm để tăng cường công năng bài thuốc. Dưới góc nhìn của y học cổ truyền thì bài thuốc gia giảm vẫn đảm bảo được tính vị theo Quân – Thần – Tá – Sứ và việc gia giảm chủ yếu là để tập chung vào việc nâng cao công năng Tạng – Phủ, điều hòa hoạt động Tạng – Phủ để sức khỏe được cải thiện.

Sở dĩ phương thuốc “Tiểu thanh long thang” gia giảm giúp giảm triệu chứng ở người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính là nhờ các hoạt chất có trong từng vị thuốc với tác dụng dược lý tác động trực tiếp lên hệ thống miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, cụ thể:

+ Vị thuốc Bán hạ: Ngoài trị ho, đờm do có chứa hoạt chất Pilocarpine, bán hạ còn được nghiên cứu là có công dụng giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ ung thư, tăng cường hệ miễn dịch nhờ có thành phần saponin.

+ Ngũ vị tử có giá trị quý như nhân sâm vì trong ngũ vị tử có hoạt chất giúp điều hòa các chức năng khác nhau của cơ thể, tăng cường khả năng phòng vệ của cơ thể đối với các kích thích không đặc hiệu. Trên thực nghiệm cũng chứng minh hoạt chất có trong ngũ vị tử có tác dụng tăng chức năng của tế bào miễn dịch, gia tăng quá trình tổng hợp phân giải glycogen, cải thiện sự hấp thu đường của cơ thể (Trung Dược Học).

+ Hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng gồm các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể. Tuy không nổi bật nhưng hạt hạnh nhân có một lượng nhỏ selen chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho chức năng của tuyến giáp hoạt động bình thường và giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

+ Tỳ bà diệp chứa hoạt chất n-BuOH, vừa có khả năng kháng khuẩn rất cao, vừa có khả năng tìm và diệt virus hiệu quả, đồng thời tăng sản xuất Interferon gamma - thành phần trọng yếu của hệ miễn dịch giúp tăng cường hoạt tính diệt virus, vi khuẩn của các tế bào miễn dịch, chống lại sự tấn công của vi khuẩn, virus vào đường hô hấp.

Phối hợp và gia giảm các vị thuốc theo đúng y lý của y học cổ truyền không những giúp bài thuốc cổ phương “Tiểu thanh long thang” tăng cường được hiệu quả trong việc điều trị các triệu chứng của phổi tắc nghẽn mạn tính mà còn giúp nâng cao miễn dịch hô hấp giúp tình trạng viêm của phế quản giảm dần, đợt cấp hạn chế tái phát.

Với công nghệ bào chế hiện đại, hiện nay bài thuốc cổ phương này đã được chiết xuất và bào chế dưới dạng thuốc thảo dược dạng cao lỏng hoặc hoàn cứng tiện sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt với dạng viên hoàn, người bệnh mắc hen phế quản mắc tiểu đường có thể an tâm sử dụng.

Tổng đài theo dõi điều trị các bệnh hô hấp 1800 5454 35/ website https://www.benhhen.vn/

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cach-dieu-tri-hieu-qua-phoi-tac-nghen-man-tinh-n183392.html