Cái chết bi thảm của những mỹ nhân nổi tiếng

Những mỹ nhân này nổi tiếng trong lịch sử bởi sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Và đúng như câu 'Hồng nhan bạc phận', cuối cùng họ phải chấp nhận cái chết bi thảm, đau đớn.

Bao Tự là mỹ nhân Trung Quốc thời nhà Chu. Bao tự được Chu U Vương vô cùng sủng ái, từng làm mọi việc để được nhìn thấy nụ cười của nàng; trong đó có việc đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến. (Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả... mới biết họ bị lừa). Nhưng cũng chính điều này dẫn đến thảm họa về sau của bà. (Tranh vẽ Bao Tự)

Bao Tự là mỹ nhân Trung Quốc thời nhà Chu. Bao tự được Chu U Vương vô cùng sủng ái, từng làm mọi việc để được nhìn thấy nụ cười của nàng; trong đó có việc đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến. (Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả... mới biết họ bị lừa). Nhưng cũng chính điều này dẫn đến thảm họa về sau của bà. (Tranh vẽ Bao Tự)

Khi quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp Cảo Kinh. U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng nhà vua đùa, không tới nữa. U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui. (Tranh vẽ minh họa Bao Tự)

Khi quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp Cảo Kinh. U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng nhà vua đùa, không tới nữa. U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui. (Tranh vẽ minh họa Bao Tự)

Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành rồi bị các nước chư hầu của nhà Chu, bao gồm Tấn, Tần, Trịnh kéo đến đánh. Chúa Khuyển Nhung không còn lòng dạ nào nữa, kéo tàn quân chạy trốn đến nỗi quên cả mỹ nhân. Bao Tự vừa mất con vừa tủi nhục, tự thắt cổ chết chứ không còn mặt mùi nào trở về nước Bao nữa. Cuộc đời của nàng khiến người sau không khỏi ngậm ngùi, thương xót cho kiếp hồng nhan bạc phận. (Tranh vẽ minh họa Bao Tự)

Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành rồi bị các nước chư hầu của nhà Chu, bao gồm Tấn, Tần, Trịnh kéo đến đánh. Chúa Khuyển Nhung không còn lòng dạ nào nữa, kéo tàn quân chạy trốn đến nỗi quên cả mỹ nhân. Bao Tự vừa mất con vừa tủi nhục, tự thắt cổ chết chứ không còn mặt mùi nào trở về nước Bao nữa. Cuộc đời của nàng khiến người sau không khỏi ngậm ngùi, thương xót cho kiếp hồng nhan bạc phận. (Tranh vẽ minh họa Bao Tự)

Tây Thi là một đại mỹ nhân thời Xuân Thu, nàng đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, nên gọi là Trầm ngư. Câu chuyện về Tây Thi phổ biến trong văn hoácác nước Đông Á. Nàng đã theo kế của Phạm Lãi, từ nước Việt đến nước Ngô để mê hoặc Ngô vương là Ngô Phù Sai, giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, khiến nước Ngô hùng mạnh bị diệt vong. (Tranh vẽ Tây Thi bên bờ sông làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước. Minh họa cho điển tích Trầm ngư)

Tây Thi là một đại mỹ nhân thời Xuân Thu, nàng đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, nên gọi là Trầm ngư. Câu chuyện về Tây Thi phổ biến trong văn hoácác nước Đông Á. Nàng đã theo kế của Phạm Lãi, từ nước Việt đến nước Ngô để mê hoặc Ngô vương là Ngô Phù Sai, giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, khiến nước Ngô hùng mạnh bị diệt vong. (Tranh vẽ Tây Thi bên bờ sông làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước. Minh họa cho điển tích Trầm ngư)

Trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt. (Tranh vẽ minh họa Tây Thi)

Trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính, còn đối với dân nước Việt thì nàng là một nữ nhi yêu nước, đem thân mình ra cứu nguy xã tắc nước Việt. (Tranh vẽ minh họa Tây Thi)

Tuy nhiên, cái chết của nàng lại không rõ ràng. Có thuyết cho rằng Tây Thi đã tự sát theo Phù Sai, có thuyết cho rằng Tây Thi theo Câu Tiễn, có thuyết cho rằng Câu Tiễn muốn cưỡng ép Tây Thi không được bèn đem nàng xử tử; có thuyết lại cho rằng vợ của Câu Tiễn ghen sợ Cấu Tiễn mê đắm Tây Thi mà mất nước như Phù Sai nên đã bí mật sai quân lính bắt Tây Thi buộc vào đá ném xuống sông... (Tranh vẽ minh họa Tây Thi)

Tuy nhiên, cái chết của nàng lại không rõ ràng. Có thuyết cho rằng Tây Thi đã tự sát theo Phù Sai, có thuyết cho rằng Tây Thi theo Câu Tiễn, có thuyết cho rằng Câu Tiễn muốn cưỡng ép Tây Thi không được bèn đem nàng xử tử; có thuyết lại cho rằng vợ của Câu Tiễn ghen sợ Cấu Tiễn mê đắm Tây Thi mà mất nước như Phù Sai nên đã bí mật sai quân lính bắt Tây Thi buộc vào đá ném xuống sông... (Tranh vẽ minh họa Tây Thi)

Vương Chiêu Quân là một mỹ nhân thời nhà Hán, một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc với sắc đẹp được ví là Lạc nhạn. Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. (Tranh vẽ Chiêu Quân cầm tỳ bà)

Vương Chiêu Quân là một mỹ nhân thời nhà Hán, một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc với sắc đẹp được ví là Lạc nhạn. Vương Chiêu Quân đi vào lịch sử Trung Quốc như một người đẹp hòa bình, sự quên mình của nàng góp phần mang lại hòa bình trong 60 năm giữa nhà Hán và Hung Nô. (Tranh vẽ Chiêu Quân cầm tỳ bà)

Nhưng cuối cùng, xung quanh cái chết của nàng cũng có nhiều giả thuyết. Có thuyết cho rằng Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu thiền vu Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.

Nhưng cuối cùng, xung quanh cái chết của nàng cũng có nhiều giả thuyết. Có thuyết cho rằng Chiêu Quân gieo mình xuống sông tự vẫn. Chiêu Quân đến đất Hồ, nàng yêu cầu thiền vu Hồ giết chết gian thần Mao Diên Thọ, rồi sau đó nàng tìm cách tự tử, nhảy xuống sông để xác nàng theo dòng trôi trở về đất Trung Nguyên.

Theo LD/Gia đình & Xã hội

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/cai-chet-bi-tham-cua-nhung-my-nhan-noi-tieng/20201211081911924