Camera có cơ chế thò thụt trên smartphone biến mất do đâu?

Các camera selfie có cơ chế thò thụt (popup) được trang bị trên một số smartphone được giới thiệu đầu tiên vào năm 2018 với mục đích để tối ưu cho trải nghiệm màn hình đã trở thành xu hướng cho khoảng nửa đầu năm 2019 nhưng lại bất ngờ lụi tàn chỉ chưa đầy 1 năm.

Camera thò thụt được trang bị trên một số mẫu smartphone.

Camera thò thụt mang lại trải nghiệm toàn màn hình cho smartphone

Bộ đôi smartphone OnePlus 8 và 8 Pro vừa được ra mắt gần đây mang theo một thay đổi đáng kể về thiết kế: cụm camera thò thụt (hay camera pop-up) đã biến mất. Camera thò thụt từng là một điểm nhấn trên bộ đôi OnePlus 7 Pro và 7T Pro khi chúng giúp mang lại trải nghiệm toàn màn hình vết khuyết.

Thế nhưng trên OnePlus 8 và 8 Pro, thiết kế này đã bị loại bỏ và thay bằng camera selfie dạng đục lỗ. Đây không chỉ là một thay đổi về thiết kế của OnePlus mà nó còn là dấu hiệu cho thấy sự kết thúc của camera thò thụt, một trong những giải pháp từng được kỳ vọng sẽ mang lại một màn hình trọn vẹn cho smartphone.

Khi được giới thiệu trên nguyên mẫu vivo APEX tại sự kiện MWC 2018 và được công ty hiện thực hóa vào khoảng giữa năm với tên gọi khác là vivo NEX, cơ chế camera thò thụt nhanh chóng nhận được sự chú ý của ngành công nghiệp và nó đã giúp chiếc vivo NEX là chiếc smartphone có tỷ lệ màn hình so với thân máy lớn nhất vào thời điểm đó với 91.24%.

Vivo Nex, thiết bị khởi đầu cho camera thò thụt.

Với những điểm cộng ấn tượng từ việc sử dụng camera thò thụt có thể kể đến như giúp tăng tỷ lệ màn hình so với thân máy lên, giúp bạn có được một chiếc điện toàn có màn hình toàn vẹn hơn và tất nhiên là trông đẹp hơn, hiện đại hơn và thẩm mỹ hơn so với tai thỏ giọt nước.

Chính vì những điều này, tiếp nối sau vivo nhiều nhà sản xuất điện thoại khác cũng đã bắt đầu sử dụng camera thò thụt nhiều hơn, thậm chí còn sáng tạo đem đến những thiết kế ấn tượng. Một điểm cộng nhỏ nữa là các camera thò thụt sẽ đem đến độ bảo mật cao hơn so với camera thông thường, vì khi sử dụng nó sẽ phải trồi ra và điều này dễ dàng khiến người dùng nhận ra “tại sao không mở ứng dụng chụp ảnh mà camera lại trồi ra?”.

Có thể kể đến trong số những chiếc smartphone sở hữu camera thò thụt ấn tượng như vivo V17 Pro đặt cụm camera trước thọt thụt ra khu vực trung tâm của cạnh trên. Hay OPPO Find X với camera thò thụt là hẳn cả cụm camera trước và sau rất ấn tượng. Bên cạnh đó còn có nhiều nhà sản xuất khác ra mắt thiết bị của mình với camera thò thụt và cho tới hiện tại vẫn còn một số cái tên mới sử dụng thiết kế camera này.

Bền bỉ nhưng điểm yếu "chí mạng" đến từ những thứ nhỏ nằm ở không gian bên trong

Vậy câu hỏi đặt ra thứ gì đã giết chết cơ chế camera này? Một số cho rằng đó chính là do hệ thống camera này không bền và dễ dàng hư hỏng so với những thiết kế camera trước. Đây là một suy nghĩ sai lầm vì thực tế dù về mặt lý thuyết camera thò thụt sẽ dễ dàng hỏng và gặp vấn đề hơn nhưng trải nghiệm sử dụng cho thấy nó thật sự rất bền bỉ.

Có thể bạn không tin, nhưng một bài đánh giá chiếc smartphone đầu tiên sở hữu camera thò thụt, có thể xem là một nguyên mẫu cho thấy cụm camera này thật sự rất bền bỉ.

Hệ thống camera thò thụt sẽ chiếm nhiều diện tích hơn so với sử dụng camera cố định.

Tuy nhiên thứ thật sự giết chết lại chính là những thứ nhỏ nhặt nhất, đầu tiên chính là “không gian” bên trong thiết bị. Không cần phải là một chuyên gia thì bạn cũng dễ dàng biết được sử dụng hệ thống camera thò thụt sẽ chiếm nhiều diện tích hơn so với sử dụng camera cố định. Các nhà sản xuất đều tìm cách thu nhỏ các thành phần để có thể dễ dàng nhét thêm các thành phần khác giúp thiết bị mạnh mẽ hơn, nhưng việc sử dụng hệ thống camera thò thụt lại không đúng như mong đợi.

Kế đến đó chính là thời lượng pin, Tổng giám đốc Redmi Lu Weibing đã giải thích các vấn đề của riêng công ty với việc sử dụng hệ thống camera thò thụt đó chính là vấn đề tản nhiệt trong thiết kế và thời lượng pin. Nhà sản xuất muốn nâng cấp viên pin để có thể sử dụng cho mạng 5G tốt hơn, nhưng việc sử dụng hệ thống camera thò thụt sẽ tiêu tốn pin hơn và không có không gian để nâng cấp viên pin cho thiết bị.

Những thiết bị có camera "thò thụt" sẽ khiến cho các nhà sản xuất gặp nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề tản nhiệt và thời lượng pin.

Lúc này, việc sử dụng camera đục lỗ lại là một giải pháp hợp lý hơn khi có thể tăng một chút tỷ lệ màn hình và thẩm mỹ hơn so với camera giọt nước, đồng thời đây là là một giải pháp ít tốn kém nhất hiện tại.

Quả thực là camera thò thụt tốt hơn mong đợi và nó vẫn đang đủ tốt trong thời điểm hiện tại, nhưng trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt của ngành công nghệ hiện nay thì như vậy là vẫn chưa thực sự đủ.

Camera thò thụt đã trở thành một xu hướng rất nhanh nhưng rồi nó lại kết thúc rất nhanh khi mà các flagship mới trong năm nay là các smartphone thế hệ hai từ những chiếc điện thoại có camera thò thụt đã bắt đầu sử dụng thiết kế đục lỗ.

PV

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/camera-co-co-che-tho-thut-tren-smartphone-bien-mat-do-dau-post77248.html