Cận cảnh ba đài phun nước cổ xưa nhất, 'hàng độc' Việt Nam

Đài phun nước là một loài hình di tích kiến trúc thuộc địa hiếm có ở Việt Nam. Ngày này những đài phun nước cổ nào còn tồn tại ở nước ta?

1. Bên bờ sông Hương, đối diện với Kỳ đài của Hoàng thành Huế có một công trình kiến trúc cổ độc đáo nhưng không được nhiều người biết đến. Đó là một đài phun nước bằng đá, được người Pháp xây dựng vào năm 1936.

1. Bên bờ sông Hương, đối diện với Kỳ đài của Hoàng thành Huế có một công trình kiến trúc cổ độc đáo nhưng không được nhiều người biết đến. Đó là một đài phun nước bằng đá, được người Pháp xây dựng vào năm 1936.

 Đài phun nước cổ này do kiến trúc sư Pháp Raoul Desmarets thiết kế, là sự kết hợp thú vị giữa kiến trúc phương Tây và văn hóa truyền thống phương Đông. Công trình có hai phần, gồm một bể nước hình bông hoa bốn cánh và bệ đài ở giữa.

Đài phun nước cổ này do kiến trúc sư Pháp Raoul Desmarets thiết kế, là sự kết hợp thú vị giữa kiến trúc phương Tây và văn hóa truyền thống phương Đông. Công trình có hai phần, gồm một bể nước hình bông hoa bốn cánh và bệ đài ở giữa.

Bệ đài là một cấu trúc hình trụ tứ giác, bốn mặt có bốn tượng rồng được tạo hình khá tinh xảo. Để tạo hình những con rồng này, kiến trúc sư Pháp Raoul Desmarets đã phải tham khảo rất nhiều hình tượng rồng ở kinh thành Huế.

Bệ đài là một cấu trúc hình trụ tứ giác, bốn mặt có bốn tượng rồng được tạo hình khá tinh xảo. Để tạo hình những con rồng này, kiến trúc sư Pháp Raoul Desmarets đã phải tham khảo rất nhiều hình tượng rồng ở kinh thành Huế.

Theo các tư liệu cũ, đỉnh chóp của đài phun nước từng có một đóa hoa sen, nay không còn nữa. Phần còn lại của công trình vẫn đứng vững vẫn nguyên vẹn sau khi cùng Cố đô Huế trải qua một thế kỷ đầy biến động.

Theo các tư liệu cũ, đỉnh chóp của đài phun nước từng có một đóa hoa sen, nay không còn nữa. Phần còn lại của công trình vẫn đứng vững vẫn nguyên vẹn sau khi cùng Cố đô Huế trải qua một thế kỷ đầy biến động.

2. Tại vườn hoa Diên Hồng (dân gian gọi là vườn hoa Con Cóc) bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, có một di tích kiến trúc đặc biệt: Đài phun nước cổ nhất Việt Nam. Theo các tư liệu lịch sử, đài phun nước này được chính quyền thuộc địa cho xây dựng vào năm 1901.

2. Tại vườn hoa Diên Hồng (dân gian gọi là vườn hoa Con Cóc) bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, có một di tích kiến trúc đặc biệt: Đài phun nước cổ nhất Việt Nam. Theo các tư liệu lịch sử, đài phun nước này được chính quyền thuộc địa cho xây dựng vào năm 1901.

Công trình gồm một bể chứa nước nước hình tròn đường kính khoảng 4 mét và một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 5 mét ở giữa bể. Có 8 con rồng chầu hướng về 4 hướng ở chân trụ đá. Xung quanh bồn nước có 4 con cóc bằng đồng "biết" phun nước.

Công trình gồm một bể chứa nước nước hình tròn đường kính khoảng 4 mét và một trụ đá to hình vuông, cao khoảng 5 mét ở giữa bể. Có 8 con rồng chầu hướng về 4 hướng ở chân trụ đá. Xung quanh bồn nước có 4 con cóc bằng đồng "biết" phun nước.

Trên đỉnh trụ đá hình vuông có chứa tiểu sành đựng di hài của Léon Jean Laurent Chavassieux (1848 – 1895), vị quan cai trị của Pháp ở Đông Dương. Ông này từng làm Thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ và Quyền Toàn quyền Đông Dương.

Trên đỉnh trụ đá hình vuông có chứa tiểu sành đựng di hài của Léon Jean Laurent Chavassieux (1848 – 1895), vị quan cai trị của Pháp ở Đông Dương. Ông này từng làm Thống đốc Nam Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ, Thống sứ Bắc Kỳ và Quyền Toàn quyền Đông Dương.

Sau hơn 120 năm tồn tại, đài phun nước độc đáo này vẫn được bảo tồn khá tốt. Ngày nay, công trình trở thành địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách cũng như một nơi chụp ảnh cưới quen thuộc của giới trẻ.

Sau hơn 120 năm tồn tại, đài phun nước độc đáo này vẫn được bảo tồn khá tốt. Ngày nay, công trình trở thành địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách cũng như một nơi chụp ảnh cưới quen thuộc của giới trẻ.

3. Cách hồ Hoàn Kiếm ít bước chân, giữa Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có một đài phun nước đã gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Được gọi là đài phun nước Long Vân, công trình có ba tầng hình tròn bằng đá, có từ khi người Pháp quy hoạch khu bờ hồ năm 1954.

3. Cách hồ Hoàn Kiếm ít bước chân, giữa Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có một đài phun nước đã gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Được gọi là đài phun nước Long Vân, công trình có ba tầng hình tròn bằng đá, có từ khi người Pháp quy hoạch khu bờ hồ năm 1954.

Vào những năm 1960-1970, đài phun nước này từng được lấp đất trồng cây, xây lại bệ bằng bê-tông và đặt lên đó một cột đồng hồ (ngày nay đang yên vị tại vòng xuyến đầu cầu Chương Dương).

Vào những năm 1960-1970, đài phun nước này từng được lấp đất trồng cây, xây lại bệ bằng bê-tông và đặt lên đó một cột đồng hồ (ngày nay đang yên vị tại vòng xuyến đầu cầu Chương Dương).

Tới cuối những năm 1980, đài phun nước được khôi phục chức năng vốn có của mình. Đến thập niên 1990, chính quyền thành phố lại một lần nữa tiến hành tu sửa, dựng thêm rào chắn quanh đài phun nước.

Tới cuối những năm 1980, đài phun nước được khôi phục chức năng vốn có của mình. Đến thập niên 1990, chính quyền thành phố lại một lần nữa tiến hành tu sửa, dựng thêm rào chắn quanh đài phun nước.

Ngày nay đài phun nước Long Vân là một điểm hẹn nổi tiếng, nơi đông đảo người dân tề tựu vào những dịp nghỉ lễ. Có ý kiến cho rằng, đài phun nước này có vai trò như một "cột mốc Km 0" của thủ đô Hà Nội.

Ngày nay đài phun nước Long Vân là một điểm hẹn nổi tiếng, nơi đông đảo người dân tề tựu vào những dịp nghỉ lễ. Có ý kiến cho rằng, đài phun nước này có vai trò như một "cột mốc Km 0" của thủ đô Hà Nội.

Mời quý độc giả xem video: Kem Tràng Tiền trong ký ức người Hà Nội/ VTV24.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/can-canh-ba-dai-phun-nuoc-co-xua-nhat-hang-doc-viet-nam-1700150.html