Cận cảnh các loài chim cu cu thú vị của Việt Nam (2)

Cu cu đen, cu cu nhỏ, chèo chẹo lớn... là những loài chim tiêu biểu trong họ Cu cu (Cuculidae) được ghi nhận ở Việt Nam.

 Tìm vịt (Cacomantis merulinus) dài 22-24 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim này là rừng thứ sinh, rừng cây gỗ nơi trống trải, cây bụi, trảng cỏ, nơi canh tác, thành thị, công viên, vườn.

Tìm vịt (Cacomantis merulinus) dài 22-24 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim này là rừng thứ sinh, rừng cây gỗ nơi trống trải, cây bụi, trảng cỏ, nơi canh tác, thành thị, công viên, vườn.

Cu cu đen (Surniculus lugubris) dài 23-25 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước, di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh, thỉnh thoảng gặp ở các khu vườn, rừng ngập mặn, công viên.

Cu cu đen (Surniculus lugubris) dài 23-25 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến trong cả nước, di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh, thỉnh thoảng gặp ở các khu vườn, rừng ngập mặn, công viên.

Chèo chẹo lớn (Hierococcyx sparverioides) dài 38-42 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, từng ghi nhận tại Trung Bộ, di cư hiếm tại Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, các sinh cảnh trống trải như vườn, rừng trồng, rừng ngập mặn trong mùa di cư.

Chèo chẹo lớn (Hierococcyx sparverioides) dài 38-42 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, từng ghi nhận tại Trung Bộ, di cư hiếm tại Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, các sinh cảnh trống trải như vườn, rừng trồng, rừng ngập mặn trong mùa di cư.

Chèo chẹo nhỏ (Cuculus nisicolor) dài 27-31 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc và Trung Trung Bộ, di cư hiếm tại Đông Bắc, Bắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá và các sinh cảnh khác trong mùa di cư.

Chèo chẹo nhỏ (Cuculus nisicolor) dài 27-31 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc và Trung Trung Bộ, di cư hiếm tại Đông Bắc, Bắc, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá và các sinh cảnh khác trong mùa di cư.

Cu cu nhỏ (Cuculus poliocephalus) dài 26-27 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung và Nam Bộ, di cư sinh sản tại Tây Bắc, Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng rụng lá, cây bụi trong mùa di cư, thường ghi nhận ở độ cao 900-2.300 mét.

Cu cu nhỏ (Cuculus poliocephalus) dài 26-27 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung và Nam Bộ, di cư sinh sản tại Tây Bắc, Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng rụng lá, cây bụi trong mùa di cư, thường ghi nhận ở độ cao 900-2.300 mét.

Bắt cô trói cột (Cuculus micropterus) dài 31-33 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh.

Bắt cô trói cột (Cuculus micropterus) dài 31-33 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thứ sinh.

Cu cu phương Đông (Cuculus saturatus) dài 29-30 cm, là loài di cư sinh sản không phổ biến tại Tây Bắc, di cư không phổ biến qua Đông Bắc và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, cây gỗ trong thành phố, rừng thứ sinh, ghi nhận ở độ cao 800-2.050 mét.

Cu cu phương Đông (Cuculus saturatus) dài 29-30 cm, là loài di cư sinh sản không phổ biến tại Tây Bắc, di cư không phổ biến qua Đông Bắc và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, cây gỗ trong thành phố, rừng thứ sinh, ghi nhận ở độ cao 800-2.050 mét.

Cu cu (Cuculus canorus) dài 33-35 cm, là loài di cư sinh sản không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, các sinh cảnh trống trải trong mùa di cư.

Cu cu (Cuculus canorus) dài 33-35 cm, là loài di cư sinh sản không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, các sinh cảnh trống trải trong mùa di cư.

Mời quý độc giả xem video: Thanh âm vĩnh cửu của thiên nhiên | VTV3.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/can-canh-cac-loai-chim-cu-cu-thu-vi-cua-viet-nam-2-1825624.html