Cận cảnh cây trôi 800 tuổi ở Hà Tĩnh được công nhận cây di sản Việt Nam

Cây trôi ở xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã có tuổi đời 800 năm, đặc biệt 'cụ' có thể dự báo mùa màng bội thu hay thất bát nhờ việc ra lộc lá mỗi năm.

“Cụ” trôi nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng đã trải qua hơn 8 thế kỷ gắn bó với người dân xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Mới đây, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã quyết định công nhận cây trôi 800 tuổi này là cây di sản Việt Nam. Việc công nhận cây di sản giúp bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật và quảng bá lịch sử văn hóa địa phương.

Cây trôi cổ thụ ôm lấy khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng

Cây trôi cổ thụ ôm lấy khuôn viên Nhà văn hóa cộng đồng thôn Vĩnh Thắng

Cây trôi là loài cây thuộc họ của cây kéo, muỗm, xoài. Người dân Hương Vĩnh xem cây trôi cổ thụ là biểu tượng gắn liền với đời sống sinh hoạt và văn hóa của xã và luôn nêu cao trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

Theo ông Lê Khắc Long (trưởng thôn Vĩnh Thắng), cây có chiều cao hơn 27 m, chu vi thân 8,2 m, tán rộng 40 m. Do đã trải qua nhiều thế kỷ nên cây trôi có hệ rễ to khỏe và tán lá rộng lớn che hết cả khuôn viên nhà văn hóa.

Người dân nơi đây xem cây trôi như báu vật, trải qua các thời kỳ chiến tranh và thiên tai, cây trôi vẫn đứng vững như vị thần bảo vệ cho làng. Đặc biệt, cây trôi có thể dự báo mùa màng bội thu thông qua việc ra lộc lá mỗi năm. Còn khi thời tiết sắp mưa thì cây thường xuyên gãy những cành khô mục. Những đứa trẻ ở thôn Vĩnh Thắng lớn lên dưới bóng cây, đều được nghe kể về lịch sử và câu chuyện xưa, tiếp nối truyền thống yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường”, trưởng thôn Vĩnh Thắng chia sẻ.

Tồn tại qua nhiều thế kỷ, phần thân cây trôi có nhiều ụ nổi, lớp vỏ sần sùi, rêu xanh phủ kín từ gốc đến cành cây

Tồn tại qua nhiều thế kỷ, phần thân cây trôi có nhiều ụ nổi, lớp vỏ sần sùi, rêu xanh phủ kín từ gốc đến cành cây

UBND huyện Hương Khê đánh giá, cây trôi có giá trị lịch sử, văn hóa và tâm linh rất lớn đối với nhân dân trong vùng. Cây trôi cũng là minh chứng để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu được công lao của các thế hệ cha ông, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ cảnh quan môi trường và đa dạng sinh học.

Một số hình ảnh về cây trôi được phóng viên ghi nhận:

Cây trôi cao sừng sững tồn tại qua nhiều thế kỷ được xem là “thần hộ mệnh” của dân làng Vĩnh Thắng

Cây trôi cao sừng sững tồn tại qua nhiều thế kỷ được xem là “thần hộ mệnh” của dân làng Vĩnh Thắng

Cây trôi có thể dự báo mùa màng bội thu thông qua việc ra lộc lá mỗi năm

Cây trôi có thể dự báo mùa màng bội thu thông qua việc ra lộc lá mỗi năm

Còn khi thời tiết sắp mưa thì cây thường xuyên gãy những cành khô mục

Còn khi thời tiết sắp mưa thì cây thường xuyên gãy những cành khô mục

Cây có chiều cao hơn 27 m, chu vi thân 8,2 m, tán rộng 40 m

Cây có chiều cao hơn 27 m, chu vi thân 8,2 m, tán rộng 40 m

Trường tồn cùng thời gian, thân cây trở nên xù xì, rêu xanh phủ kín

Trường tồn cùng thời gian, thân cây trở nên xù xì, rêu xanh phủ kín

Cây trôi 800 năm tuổi ở làng quê Hà Tĩnh không chỉ là biểu tượng của tự nhiên mà còn là minh chứng sống động cho tình yêu, sự gắn bó của người dân với thiên nhiên và truyền thống

Cây trôi 800 năm tuổi ở làng quê Hà Tĩnh không chỉ là biểu tượng của tự nhiên mà còn là minh chứng sống động cho tình yêu, sự gắn bó của người dân với thiên nhiên và truyền thống

Việc công nhận cây di sản giúp bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật và quảng bá lịch sử văn hóa địa phương.

Việc công nhận cây di sản giúp bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật và quảng bá lịch sử văn hóa địa phương.

Thành Đô

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/can-canh-cay-troi-800-tuoi-o-ha-tinh-duoc-cong-nhan-cay-di-san-viet-nam-352978.html