Cận cảnh MiG-17, loại máy bay tiêm kích đại tá Bảy A từng chiến đấu

Dưới bản lĩnh chiến đấu kiên cường của phi công Việt Nam, những chiếc MiG-17 từng bị xem là lạc hậu, trang bị hỏa lực kém so với đối thủ vẫn tạo nên nhiều kỳ tích huyền thoại.

Bảo tàng Phòng không Không quân (đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội) đang lưu giữ hai chiếc tiêm kích MiG-17 mang số hiệu 2011 và 2047 của Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 nơi phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy từng chiến đấu và giữ chức Trung đoàn trưởng.

Bảo tàng Phòng không Không quân (đường Trường Chinh, quận Đống Đa, Hà Nội) đang lưu giữ hai chiếc tiêm kích MiG-17 mang số hiệu 2011 và 2047 của Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 nơi phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy từng chiến đấu và giữ chức Trung đoàn trưởng.

MiG-17 là máy bay phản lực chiến đấu do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1952. Chiến đấu cơ được phát triển dựa trên mẫu MiG-15 trước đó, điểm mới là ứng dụng cánh cụp xuôi phía sau với hình dạng 45 độ gần thân chính và 42 độ so với phần bên ngoài của cánh.

MiG-17 là máy bay phản lực chiến đấu do Liên Xô chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1952. Chiến đấu cơ được phát triển dựa trên mẫu MiG-15 trước đó, điểm mới là ứng dụng cánh cụp xuôi phía sau với hình dạng 45 độ gần thân chính và 42 độ so với phần bên ngoài của cánh.

Chiếc mũi lõm đặc trưng của MiG-17 có nhiệm vụ lấy không khí cung cấp cho động cơ phản lực turbo gắn bên trong thân máy bay. MiG-17 có tốc độ tối đa 1.120 km/h. Về chỉ số MiG-17 thua kém về tất cả mọi mặt từ tầm bay, trần bay, vận tốc, khả năng trang bị vũ khí, cho tới radar điều khiển hỏa lực so với các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại của Mỹ thời đó như Con Ma F-4 hay Thần sấm F-105.

Chiếc mũi lõm đặc trưng của MiG-17 có nhiệm vụ lấy không khí cung cấp cho động cơ phản lực turbo gắn bên trong thân máy bay. MiG-17 có tốc độ tối đa 1.120 km/h. Về chỉ số MiG-17 thua kém về tất cả mọi mặt từ tầm bay, trần bay, vận tốc, khả năng trang bị vũ khí, cho tới radar điều khiển hỏa lực so với các máy bay chiến đấu đa năng hiện đại của Mỹ thời đó như Con Ma F-4 hay Thần sấm F-105.

MiG-17 sử dụng động cơ VK-1, trong khi biến thể MiG-17F được trang bị động cơ VK-1F với một bộ phận đốt nhiên liệu lần hai giúp cải thiện tính năng đã khiến nó trở thành biến thể được biết đến rộng rãi nhất của MiG-17.

MiG-17 sử dụng động cơ VK-1, trong khi biến thể MiG-17F được trang bị động cơ VK-1F với một bộ phận đốt nhiên liệu lần hai giúp cải thiện tính năng đã khiến nó trở thành biến thể được biết đến rộng rãi nhất của MiG-17.

Cánh và đuôi của MiG-17 được thiết kế lại để tăng tính ổn định và khả năng điều khiển máy bay ở tốc độ nhanh gần Mach 1 (tốc độ âm thanh).

Cánh và đuôi của MiG-17 được thiết kế lại để tăng tính ổn định và khả năng điều khiển máy bay ở tốc độ nhanh gần Mach 1 (tốc độ âm thanh).

Không được trang bị radar, không có tên lửa không đối không, vũ khí trên MiG-17 chỉ vỏn vẹn 3 khẩu pháo gồm một pháo N-37D cỡ 37 mm và hai pháo NR-23 cỡ 23 mm với tổng số 160 viên đạn.

Không được trang bị radar, không có tên lửa không đối không, vũ khí trên MiG-17 chỉ vỏn vẹn 3 khẩu pháo gồm một pháo N-37D cỡ 37 mm và hai pháo NR-23 cỡ 23 mm với tổng số 160 viên đạn.

Tuy nhiên, dưới sự điều khiển khéo léo cùng ý chí chiến đấu kiên cường của các phi công Việt Nam, MiG-17 đã tạo nên những kỳ tích khiến đối thủ phải thán phục.

Tuy nhiên, dưới sự điều khiển khéo léo cùng ý chí chiến đấu kiên cường của các phi công Việt Nam, MiG-17 đã tạo nên những kỳ tích khiến đối thủ phải thán phục.

Phi công anh hùng Nguyễn Văn Bảy (Bảy A) đã sử dụng máy bay MiG-17 xuất kích 94 lần, trực tiếp quần thảo với máy bay Mỹ 13 lần và bắn rơi 7 máy bay gồm 5 chiếc F-4 và 2 chiếc F-105. Ông là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp Ace (danh hiệu dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ năm trở lên).

Phi công anh hùng Nguyễn Văn Bảy (Bảy A) đã sử dụng máy bay MiG-17 xuất kích 94 lần, trực tiếp quần thảo với máy bay Mỹ 13 lần và bắn rơi 7 máy bay gồm 5 chiếc F-4 và 2 chiếc F-105. Ông là một trong 19 phi công Việt Nam đạt đẳng cấp Ace (danh hiệu dành cho những phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ năm trở lên).

Ít người biết trong Không quân Việt Nam thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ có đến hai phi công chiến đấu lái loại MiG-17 đều tên Nguyễn Văn Bảy. Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy được gọi là Bảy A. Còn trung úy Nguyễn Văn Bảy hy sinh trên bầu trời Thanh Hóa năm 1972 được gọi là Bảy B.

Ít người biết trong Không quân Việt Nam thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ có đến hai phi công chiến đấu lái loại MiG-17 đều tên Nguyễn Văn Bảy. Đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy được gọi là Bảy A. Còn trung úy Nguyễn Văn Bảy hy sinh trên bầu trời Thanh Hóa năm 1972 được gọi là Bảy B.

Trong suốt thời gian chiến tranh, lực lượng Không quân việt Nam nhận viện trợ khoảng hơn 90 chiếc MiG-17; 1/3 trong số đó vẫn được sử dụng tới năm 1980. Ngày nay tất cả MiG-17 đều đã được loại biên, một số ít được trưng bày ở các bảo tàng trên khắp cả nước.

Trong suốt thời gian chiến tranh, lực lượng Không quân việt Nam nhận viện trợ khoảng hơn 90 chiếc MiG-17; 1/3 trong số đó vẫn được sử dụng tới năm 1980. Ngày nay tất cả MiG-17 đều đã được loại biên, một số ít được trưng bày ở các bảo tàng trên khắp cả nước.

Việt Linh

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/can-canh-mig-17-loai-may-bay-tiem-kich-dai-ta-bay-a-tung-chien-dau-post993767.html