Cân nhắc việc tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Các bộ, ngành lưu ý về việc thực hiện các cam kết quốc tế khi triển khai giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Giảm lệ phí trước bạ giúp phục hồi sản xuất, nhưng phải chủ động ứng phó
Bộ Tài chính mới gửi hồ sơ dự thảo Nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Theo đó, đề xuất cân nhắc không giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo dự thảo Nghị định, mức thu lệ phí trước bạ được đề xuất giảm 50% từ ngày Nghị định được ký ban hành đến hết năm 2024. Việc giảm mức thu lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đã được thực hiện trong 3 đợt, gồm: Từ ngày 28-6-2020 đến hết ngày 31/12/2020; từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022; từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Liên quan đến nội dung này, theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), trước đó, chính sách giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước cũng đã được Chính phủ áp dụng trong năm 2020 và 2022, 2023. Kết quả mang lại hiệu quả tích cực, giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phục hồi sản xuất, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hóa sản phẩm trong bối cảnh khó khăn do đại dịch ra.
“Kinh nghiệm triển khai chính sách này trong thời gian qua đã góp phần hỗ trợ tài chính cho người dân, doanh nghiệp thông qua việc trực tiếp giảm chi phí khi đăng ký quyền sở hữu ô tô, từ đó kích thích nhu cầu, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp mua sắm ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh. Qua đó, chính sách đã hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà phân phối tiêu thụ lượng ô tô tồn kho qua các năm”- đại diện Cục Công nghiệp nêu.
Thị trường ô tô trong các năm vừa qua và 6 tháng đầu năm 2024 khi doanh số sụt giảm đáng kể, Bộ Công Thương đã nhận được kiến nghị của VAMA, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Công, Công ty TNHH Thaco Auto về việc ban hành chính sách giảm lệ phí trước bạ cho khách hàng mua ô tô để kích cầu tiêu dùng một cách mạnh mẽ và hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất và kinh doanh, đảm bảo duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô.
Tuy nhiên, Cục Công nghiệp cho hay, theo quy định của Thỏa thuận về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU), trường hợp Việt Nam bị kiện và kết luận vi phạm các quy định của WTO do ban hành các chính sách về mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, Việt Nam phải dừng ngay các biện pháp vi phạm theo các kết luận và khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) trong WTO. Trường hợp không thực hiện theo các kết luận và khuyến nghị trong một khoảng thời gian hợp lý, Việt Nam có thể phải bồi thường hoặc đối mặt với việc bị trả đũa từ các nước đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang các nước.
Theo đó, Bộ Công Thương ủng hộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nói riêng. Trong trường hợp tiếp tục áp dụng chính sách này trong năm 2024, Việt Nam cần có những biện pháp ngoại giao phù hợp để tránh bị ảnh hưởng uy tín với các đối tác thương mại dẫn đến khả năng bị khiếu kiện hoặc trả đũa như đã nêu.
Gửi góp ý đến Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao cho biết, trong phạm vi phụ trách, Bộ cơ bản nhất trí với kiến nghị của Bộ Tài chính tại hồ sơ dự án Nghị định của Chính phủ về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo Bộ Ngoại giao, việc giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước thêm 6 tháng sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước, kích cầu tiêu dùng ôtô. Đối với quan ngại về vi phạm cam kết về hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia, Bộ Ngoại giao sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, chuẩn bị phương án xử lý phù hợp. đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Theo Bộ Ngoại giao, việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thêm 6 tháng sẽ góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất ô tô trong nước, kích cầu tiêu dùng ôtô. Đối với quan ngại về vi phạm cam kết về hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia, Bộ Ngoại giao sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan theo dõi, chuẩn bị phương án xử lý phù hợp
Về phía Bộ Tư pháp, cơ quan này khẳng định việc Bộ Tài chính xây dựng dự thảo Nghị định về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước là phù hợp với nhiệm vụ được giao và phù hợp về thẩm quyền theo quy định Luật Phí và lệ phí.
Đối với các cam kết quốc tế khi thực hiện chính sách giảm LPTB, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Tài chính rà soát kỹ các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có nguyên tắc đối xử quốc gia, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Cần cân nhắc và có chính sách bền vững thúc đẩy phát triển ngành ô tô
Liên quan đến nội dung này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, giải pháp giảm mức thu lệ phí trước bạ là giải pháp tạm thời, chỉ thực hiện trong thời gian ngắn và đã được Chính phủ quyết định giảm 3 lần.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho hay, theo nội dung báo cáo của Bộ Tài chính, có thể khẳng định Việt Nam vi phạm cam kết về hàng hóa mà Chính phủ đã đưa ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế khi tiếp tục gia hạn chính sách giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm mức thu 50% lệ phí trước bạ dẫn tới nguy cơ bị xử phạt do vi phạm các Hiệp định quốc tế. Do đó, đề nghị Bộ Tài chính phân tích thêm lý do giảm lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước trong 6 tháng cuối năm 2024. Đồng thời, nghiên cứu bổ sung đánh giá việc có nên tiếp tục thực hiện chính sách giảm mức thu lệ phí trước bạ hay không sau khi Nghị định hết hiệu lực thi hành vào ngày 31/1/2025.
Một số chuyên gia kinh tế chỉ ra, việc giảm 50% lệ phí trước bạ nhằm kích thích nhu cầu sản xuất, tiêu dùng đối với thị trường ô tô trong nước được coi là chính sách phù hợp và cũng đã đạt nhiều kết quả sau 3 lần giảm vừa qua. Tuy nhiên, điều này lại tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa xe trong nước với xe nhập khẩu.
Do đó, nếu tiếp tục giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thì sẽ bị coi là vi phạm Hiệp định WTO, các FTA mà ta đã tham gia và sẽ bị các đối tác trả đũa. Do vậy, cần có phương án ứng phó một cách chủ động.
Ngoài ra, một số chuyên gia cũng nêu cụ thể, nên lưu ý là giảm lệ phí trước bạ chỉ là chính sách ngắn hạn và đề xuất tháng 6 vừa rồi chỉ áp dụng trong 6 tháng, cho nên thị trường ô tô nếu khởi sắc thì cũng chỉ trong thời gian rất ngắn. Thay vì các chính sách kích cầu ngắn hạn như vậy, nên có các phương án chính sách dài hơn, bền vững hơn, thúc đẩy ngành sản xuất ô tô được lâu dài hơn.