Cần sớm triển khai các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước và trên thế giới ngày càng lan rộng và diễn biến phức tạp, một số nước lo ngại dịch bệnh lây lan từ bên ngoài đã đóng cửa biên giới, do vậy ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất, nhập khẩu trong nước cũng như trên địa bàn tỉnh thời gian qua.

Hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu tại Nhà máy giầy Chung Jee (Cụm công nghiệp Khánh Nhạc - Yên Khánh). Ảnh: Tuấn Anh

Doanh nghiệp như “ngồi trên đốnglửa”

Trong bối cảnhnhiều quốc gia, vùng lãnh thổ buộc phải đóng cửa biên giới, chấp nhận hy sinhlợi ích kinh tế để chống dịch thì lĩnh vực xuất khẩu sẽ phải chịu ảnh hưởngnặng nề. Đại diện Công ty xi măng Hướng Dương cho biết: Hiện nay, nguồn nguyênliệu cho sản xuất đáp ứng việc duy trì sản xuất bình thường, song đầu ra củasản phẩm gặp khó khăn do tỷ trọng xuất khẩu chiếm 40-45% trên tổng sản lượngsản xuất, trong khi đó thị trường Trung Quốc chiếm 70% sản lượng xuất khẩu.Cùng với đó, giá trị xuất khẩu cũng giảm so với thời điểm chưa phát sinh dịchbệnh. Nếu trong thời gian tới tình hình dịch bệnh chưa được cải thiện, khả năngcác đơn vị sản xuất xi măng trong tỉnh sẽ dừng hoạt động của các lò nung. Đôívới một công ty sản xuất xi măng thì đây là tổn thất rất lớn, chưa kể đến việccông nhân phải nghỉ việc kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Đối với lĩnh vựcxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, bà Vũ Thị Hồng Yến, Phó giám đốc Công ty TNHHthêu Minh Trang (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) cho biết: Từ tháng 2 đến nay, doanhthu của Công ty đã giảm trên 50%. Việc sản xuất các đơn hàng xuất khẩu được đặttừ năm ngoái cũng đang gặp khó khăn về nguyên liệu. Công ty đang cố gắng đểhoàn thành các đơn hàng mà không chắc chắn rằng có xuất khẩu cho bạn hàng đượchay không bởi thị trường xuất khẩu chính của Công ty đều ở những quốc gia đangcó dịch như: Anh, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Đức... Hàng làm xong, nhưngchưa xuất được nên phải lưu kho, doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa”. Trongkhi đó mỗi tháng để duy trì hoạt động, giữ chân công nhân, Công ty phải chi trảít nhất 200 triệu đồng.

Không chỉ có Côngty TNHH thêu Minh Trang, theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến đơnhàng và đầu ra sản phẩm. Ước tính đến nay doanh thu giảm khoảng 20% so với cùngkỳ năm trước. Vì sản phẩm của các doanh nghiệp chủ yếu xuất sang một số thịtrường đang có dịch bệnh như các nước châu Âu, Hàn Quốc, Mỹ... Nếu tình hìnhdịch bệnh trên thế giới trong thời gian tới chưa được kiểm soát tốt thì trongnhững tháng tiếp theo, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp tiếp tục gặp khókhăn do lượng hàng tồn kho quá nhiều, vốn lưu động có hạn.

Đại diện mộttrong bốn công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất da giày tại Ninh Bình,lãnh đạo Công ty TNHH giầy Athena Việt Nam cho biết: Đến thời điểm này, nguồnnguyên liệu cho sản xuất da giày ở các công ty đã bắt đầu cạn kiệt. Những ảnhhưởng do việc thiếu hụt nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất đã hiện hữu.Tuy nhiên, các công ty đều “lực bất tòng tâm” vì hầu hết các doanh nghiệp dagiày trong các khu, cụm công nghiệp đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyênliệu từ Trung Quốc. Trong trường hợp các nhà máy tại Trung Quốc chậm cung cấpnguyên, phụ liệu sẽ khiến các công ty da giày vỡ kế hoạch sản xuất, không đápứng được tiến độ giao hàng, công nhân sẽ phải nghỉ việc vì nguyên liệu chưa vềkịp.

Mong sớm nhận được hỗ trợ

Ông Hoàng TrungKiên, Giám đốc Sở Công thương cho biết: Tổng trị giá xuất khẩu trong tháng3/2020 toàn tỉnh ước đạt gần 174,8 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng tháng nămtrước. Tuy nhiên, tính chung tổng trị giá hàng xuất khẩu trong quý I ước đạtgần 498,4 triệu USD, vẫn tăng 4,7% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng xuất khâủchủ lực trong quý I giảm đáng kể so với cùng kỳ như: Quần áo các loại 6.990nghìn chiếc, giảm 40,5%; hàng thêu ren, giảm 89,3%; xi măng, clanke 1.236,5nghìn tấn, giảm 53,4%; găng tay các loại 150 nghìn đôi, giảm 88,7%; túi nhưạ344 tấn, giảm 43,1%... Một số mặt hàng vẫn duy trì được mức tăng khá như:Camera và linh kiện điện thoại 44,3 triệu sản phẩm, tăng 19,5%; dứa, dưa chuộtđóng hộp 1.230 tấn, tăng 14,8%; giầy dép các loại 9.025 nghìn đôi, tăng 41,5%;cần gạt nước 3.518 nghìn chiếc, gấp gần 2,2 lần; sản phẩm cói khác 177,6 nghìnsản phẩm, tăng 69,8%.

Trong quý I/2020,Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu đã tiếp nhận và cấp 1.161 bộ Giấy chứng nhận nguồngốc xuất xứ (C/O) tạo điều kiện rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất, nhập khâủcho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận.

Để hỗ trợ cácdoanh nghiệp trong tỉnh, bên cạnh các chính sách của Chính phủ, Sở Công thươngcũng đang đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chương trình xúc tiếnthương mại, tìm kiếm thị trường, chương trình khuyến công... Đặc biệt, năm2020, tỉnh đã hỗ trợ 5 doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử bánhàng với 2 ngôn ngữ là Tiếng Việt vàTiếng Anh. Thông qua việc hỗ trợ này nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàntỉnh tạo dựng kênh thông tin trực tuyến quảng bá thương hiệu, sản phẩm, tìmkiếm khách hàng, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.

Thường xuyên cậpnhật tình hình về hoạt động xuất, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giơísang Trung Quốc cho các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Ngoàira, Sở đã đăng ký tổ chức tuyên truyền, phổ biến Hiệp định Đối tác toàn diện vàtiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) năm 2020 với Bộ Công thương. Hướng dẫncác doanh nghiệp cập nhật hồ sơ thương nhân điện tử, đính kèm chứng từ trêngiao diện eCosys mới được nâng cấp theo hướng bỏ hoàn toàn chứng từ giấy đôívới các doanh nghiệp luồng xanh.

Để ứng phó vơínhững diễn biến khó lường của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vựcxuất khẩu đã chủ động sắp xếp, lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạnđể vượt khó. Đồng thời trực tiếp đề xuất các chính sách hỗ trợ phù hợp với đặcthù của ngành sử dụng nhiều lao động đến các cơ quan chức năng. Ông NguyễnThanh Tân, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang nói: Ngoàichính sách giảm lãi, giảm thuế, giãn nợ, các doanh nghiệp sử dụng nhiều laođộng mong muốn Chính phủ, tỉnh Ninh Bình bố trí ngân sách hỗ trợ doanh nghiệptiền lương cho người lao động để ổn định đời sống công nhân.

Bà Vũ Thị HồngYến, Phó giám đốc Công ty TNHH thêu Minh Trang cũng bày tỏ: Chúng tôi được biếthiện Chính phủ đã bắt đầu triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưngđến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận được thông tin cụ thể vàhướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền liên quan đến chính sách hỗ trợ của Nhànước. Tôi hy vọng các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh sớm triển khai cácgói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn này. Tiến hành khoanhnợ đối với các khoản vay đến kỳ hạn. Đồng thời kéo dài vòng quay của vốn lưuđộng, giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng của việc giãn đơn hàng, giãn tiến độthanh toán của bên mua không bị rơi vào tình trạng quá hạn đối với các khoản nợngắn hạn, không bị hạ hoặc chuyển loại tín dụng.

Ngoài ra, nhiêùdoanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu mong muốn được hoãn, miễn đóng bảo hiểmxã hội, phí công đoàn năm 2020 để dùng quỹ này trả lương cho người lao động khithiếu việc. Sớm thực thi các chính sách về thuế như hoãn nộp thuế thu nhậpdoanh nghiệp, hoãn thuế VAT 2020 đến cuối năm, giãn thời hạn nộp tiền sử dụngđất..., tạo dòng tiền tốt hơn để ổn định đời sống cho công nhân tại các doanhnghiệp có sử dụng lao động với số lượng lớn.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/can-som-trien-khai-cac-chinh-sach-ho-tru-doi-voi-doanh-nghiep-xuat-khau-20200410074022284p2c22.htm