Cần sự quyết liệt trong quản lý để giải quyết các vấn nạn môi trường

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về môi trường ở nước ngoài và sự tâm huyết trong công tác đào tạo các ngành học Môi trường tại Đại học (ĐH) Duy Tân, TS. Nguyễn Thị Minh Phương - Trưởng Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa, Đại học Duy Tân (DTU)có những chia sẻ hữu ích về các vấn đề liên quan đến đào tạo và hiện trạng môi trường Việt Nam hiện nay.

Không còn là vấn đề của mỗi quốc gia khi ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã và đang làm cho an ninh lương thực, nước và không khí trên toàn thế giới lâm nguy. Cũng không thể phủ nhận, con người là một trong những tác nhân nhưng cũng chính là giải pháp cuối cùng để có thể khôi phục lại màu xanh và bầu khí quyển trong lành cho trái đất. Cùng với việc nâng cao ý thức, vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng góp phần bảo vệ môi trường đang được các trường đại học trong cả nước quan tâm và đầu tư.

PV: Khoa học Môi trường là một phạm trù rất rộng. Bởi vậy, để giải quyết các vấn đề thiết thực nhất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, người học có niềm đam mê với lĩnh vực này nên chọn học ngành nào, thưa cô?

TS. Nguyễn Thị Minh Phương: Có rất nhiều các ngành học liên quan trực tiếp đến Môi trường như:

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường,
Quản lý Tài nguyên & Môi trường,
Quy hoạch Môi trường,
Quản lý Sinh thái,…

và các ngành liên quan gián tiếp như Kỹ thuật tài nguyên Nước, Quản lý tài nguyên Khoáng sản, Địa chất học, Thủy văn học, Hải dương học,… để các thí sinh lựa chọn. Hiện hay ở ĐH Duy Tân có đào tạo 3 ngành chính là:

Công nghệ Kỹ thuật Môi trường,
Quản lý Tài nguyên & Môi trường,
Công nghệ Thực phẩm.

Đặc biệt, năm 2020, ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành mới:

Quản lý Tài nguyên Du lịch với đích đến là đào tạo ra nguồn nhân lực có khả năng nhận biết, đánh giá các mối quan hệ tương tác giữa nguồn tài nguyên du lịch, các hoạt động của ngành du lịch cùng với môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội nhằm khai khác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.

TS. Nguyễn Thị Minh Phương đang làm việc tại ĐH Duy Tân

TS. Nguyễn Thị Minh Phương đang làm việc tại ĐH Duy Tân

Ở ĐH Duy Tân, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường sẽ có năng lực phân tích được hiện trạng, đề xuất ý tưởng, đưa ra các giải pháp để thiết kế, xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, nước thải,… trong khi đó sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên & Môi trường được đào tạo ra để có thể làm việc trong các lĩnh vực đánh giá hiện trạng, hoạch định chính sách, quy hoạch, khai thác bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và quản lý môi trường.

Riêng đối với ngành Công nghệ Thực phẩm, sinh viên sẽ được đào tạo để khi ra trường có năng lực áp dụng khoa học công nghệ vào nghiên cứu và phát triển những sản phẩm mới, đánh giá chất lượng thực phẩm, tham gia công tác chế biến và đảm bảo an toàn lương thực, đồ ăn, đồ uống trước hiện trạng hiện nay với nhiều loại thực phẩm bẩn, kém chất lượng đang lan tràn khắp thị trường.

PV: Các ngành học này đều có vai trò rất quan trọng, ĐH Duy Tân đã xây dựng chương trình đào tạo có những điểm khác biệt nào để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm tốt công việc của mình, thưa cô?

TS. Nguyễn Thị Minh Phương: Những ngành học trong lĩnh vực Môi trường đang được đào tạo ở ĐH Duy Tân là thực sự cần thiết đối với xã hội. Khi các vấn nạn về môi trường đang ngày một trầm trọng hơn khiến cuộc sống, sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng nặng nề thì cần lắm, ngay tại thời điểm này và từ nay về sau, nhiều hơn nữa các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức và tâm huyết để đưa ra các sáng kiến mới giúp bảo vệ môi trường. Các giảng viên của Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa, ĐH Duy Tân cũng luôn giữ kỳ vọng như vậy khi đào tạo ra từng khóa sinh viên.

Trên cơ sở đó, các giảng viên trong Khoa đã xây dựng những chương trình đào tạo tiên tiến, tham khảo từ các trường đại học uy tín trên thế giới. Các kiến thức về Môi trườngQuản lý Tài nguyên Môi trường Biển cũng là một điểm nhấn tại ĐH Duy Tân. Riêng đối với ngành Công nghệ Thực phẩm thì công nghệ bao bì chính là điểm tạo nên sự khác biệt ở ĐH Duy Tân. Chúng tôi còn tập trung xây dựng một đội ngũ giảng viên chất lượng với hơn 20 người, trong đó có nhiều Tiến sĩ được đào tạo và tốt nghiệp từ các nước phát triển như Pháp, Đức, Bỉ, Hàn Quốc,… Khoa cũng thường xuyên mời nhiều giảng viên nước ngoài về đứng lớp giảng dạy để giúp sinh viên tiếp cận được những kiến thức tiến bộ nhất trên thế giới. Sinh viên được học tập theo mô hình CDIO (Conceive - Design - Implement - Operation - Hình thành Ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành), mô hình đã được hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển áp dụng rất hiệu quả trong hoạt động đào tạo.

Sinh viên ngành Môi trường đi khảo sát thực tế nguồn tài nguyên nước và đưa ra các sáng kiến để bảo vệ nguồn nước của Tp. Đà Nẵng.

Sinh viên ngành Môi trường đi khảo sát thực tế nguồn tài nguyên nước và đưa ra các sáng kiến để bảo vệ nguồn nước của Tp. Đà Nẵng.

PV: Một điểm khác biệt nữa tạo nên thương hiệu của Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa thuộc ĐH Duy Tân chính là việc đưa sinh viên trực tiếp tham gia nghiên cứu và xử lý các vấn đề môi trường đang diễn ra trong xã hội, cô có thể chia sẻ rõ hơn về điểm thú vị này?

TS. Nguyễn Thị Minh Phương: Nếu cứ bắt sinh viên chỉ “chong đèn” học lý thuyết thì khi ra trường, những kiến thức chỉ mang tính sách vở ấy sẽ không đủ để giúp sinh viên hiểu cặn kẽ vấn đề, nhanh nhạy nắm bắt thực trạng, hay đưa ra các giải pháp kịp thời và hợp lý. Với ưu thế có nhiều giảng viên giỏi, có kinh nghiệm, Khoa chúng tôi luôn đưa các trò ra thực địa để giải quyết các bài toán cụ thể của địa phương và khu vực. Điều này rất hữu ích trong việc tạo cho các trò cơ hội để trải nghiệm thực tế, tích lũy kinh nghiệm. Sinh viên của Khoa cũng thường xuyên kết hợp với sinh viên quốc tế, ví dụ như với trường Singapore Polytechnic để trực tiếp đi đến các khu vực sản xuất, các làng nghề truyền thống (ví dụ làng dệt, đúc đồng Phước Kiều, làng Mây tre đan của tỉnh Quảng Nam hay làng Mỳ Quảng - Bánh tráng Túy Loan tại Tp. Đà Nẵng) nhằm nghiên cứu nâng cao năng xuất, cải thiện quy trình làm nghề bên cạnh việc lên phương án giúp xử lý các vấn đề môi trường nơi đây.

Sự năng động trong học tập đã giúp sinh viên của Khoa đạt nhiều giải thưởng lớn trong đó điển hình có:

Cup Vô địch trong Cuộc thi CDIO Academy 2013 tại ĐH Harvard và MIT,
Giải Khuyến khích Sinh viên Nghiên cứu Khoa học của Bộ Giáo dục & Đào tạo 2017,

PV: Thời gian gần đây, các giảng viên của Khoa cũng đã tham gia nghiên cứu nhiều vấn đề “nóng” về môi trường tại Đà Nẵng, cô có thể chia sẻ về điều này?

TS. Nguyễn Thị Minh Phương: Đã rất nhiều năm nay, giảng viên Khoa Môi trường & Công nghệ Hóa vừa đứng lớp giảng dạy vừa triển khai các nghiên cứu khoa học với mong muốn áp dụng kiến thức và kinh nghiệm mình có vào thực tế cuộc sống để giải quyết các vấn đề môi trường của đất nước như:

Xử lý rác thải sinh hoạt,
Xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải thủy sản;
Đánh giá chất lượng môi trường biển sau sự cố Formosa,

hay gần đây nhất là các nghiên cứu, tư vấn cho thành phố về các vấn đề rất nóng bỏng của thành phố Đà Nẵng như:

Sạt lở, xói mòn bãi biển,
Nhiễm mặn nước ngầm,
Tài nguyên nước các mùa khô hạn,

Đây đều là những vấn đề rất cấn thiết, cần phải được sớm giải quyết nhằm góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ biển, giữ gìn không gian sống sạch sẽ và an toàn cho người dân địa phương, làm điểm tựa giúp ngành Du lịch của thành phố luôn đứng vững. Các nghiên cứu này của Khoa luôn có sự tham gia trực tiếp của các bạn sinh viên; bởi như bạn biết đấy, thế hệ trẻ chính là nguồn lực to lớn để tạo nên các thay đổi cơ bản, thay đổi nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến Môi trường và Quản lý Tài nguyên - vốn đã và đang là cần những vấn đề vô cùng “nóng” ở Việt Nam.

PV: Cám ơn những chia sẻ thú vị của cô!

Mùa Tuyển sinh 2020, ĐH Duy Tân tiếp tục dành những suất Học bổng hấp dẫn cho các thí sinh theo học các ngành Khoa học Môi trường:

• Học bổng Duy Tân: 720 suất học bổng với trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000VNĐ/suất cho những thí sinh đăng ký có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT Quốc gia >= Điểm trúng tuyển từ 3 đến 10 điểm, trong đó có thí sinh theo học các ngành về Môi trường.

• Giảm 15% học phí, 50 suất cho ngành Công nghệ Kỹ thuật Môi trường, Quản lý Tài nguyên & Môi trường.

• 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ/suất cho những thí sinh có tổng điểm xét tuyển Học bạ THPT từ 22 điểm trở lên, trong đó có thí sinh theo học các ngành về Môi trường.

Tổ hợp Môn xét tuyển:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

1 trong 500 Đại học Tốt nhất Châu Á năm 2020 theo QS ranking

Đại học thứ 2 của Việt Nam đạt chuẩn kiểm định ABET của Mỹ

Xếp thứ 3 trong 8 trường Đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng URAP

Xếp 1854 thế giới và xếp thứ 3 trong 4 Đại học của Việt Nam trên bảng xếp hạng CWUR

Các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin các ngành về Môi trường tại đây: Khoa Môi trường và Công nghệ Hóa

Mọi chi tiết liên hệ Trung tâm Tuyển sinh, ĐH Duy Tân

254 Nguyễn Văn Linh, Đà Nẵng

Đường dây nóng: 1900.2252 - 0905.294390 - 0905.294391

Website:

Email:

Fanpage: tuyensinhdtu

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://www.tienphong.vn/giao-duc/can-su-quyet-liet-trong-quan-ly-de-giai-quyet-cac-van-nan-moi-truong-1522851.tpo