Cảnh báo 'lục địa chết' hồi sinh: Thảm họa kinh hoàng nào ập tới?

Vào kỷ Phấn Trắng, Nam Cực từng từng là một lục địa trù phú trước khi phủ đầy băng tuyết như ngày nay. Tuy nhiên, dường như nó đang xanh tươi trở lại.

Một công trình nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Nicoletta Cannone từ Đại học Insubria (Ý) đã quan sát sự phát triển của 2 loài thực vật có hoa nguồn gốc Nam Cực là Deschampsia antarctica và Colobanthus quitensis ở Đảo Signy từ năm 2009 đến năm 2019.

Một công trình nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Nicoletta Cannone từ Đại học Insubria (Ý) đã quan sát sự phát triển của 2 loài thực vật có hoa nguồn gốc Nam Cực là Deschampsia antarctica và Colobanthus quitensis ở Đảo Signy từ năm 2009 đến năm 2019.

Kết quả thu được cho thấy 2 loài thực vật này đều đang phát triển nhanh hơn mỗi năm, nhất là vào mùa hè, khi quần thể hải cẩu lông thôi giẫm đạp chúng và nhiệt độ thuận lợi hơn.

Kết quả thu được cho thấy 2 loài thực vật này đều đang phát triển nhanh hơn mỗi năm, nhất là vào mùa hè, khi quần thể hải cẩu lông thôi giẫm đạp chúng và nhiệt độ thuận lợi hơn.

Những thay đổi đang lan rộng nhanh chóng trong hệ sinh thái mỏng manh của Nam Cực đến từ nguyên nhân ấm lên của nhiệt độ. Trong thập kỷ qua, sự ấm lên được ghi nhận khi nhiệt độ vào mùa hè tăng từ + 0,02 độ C lên + 0,27 độ C mỗi năm, mặc dù mức độ hạ nhiệt mạnh mẽ đã từng ghi nhận vào năm 2012.

Những thay đổi đang lan rộng nhanh chóng trong hệ sinh thái mỏng manh của Nam Cực đến từ nguyên nhân ấm lên của nhiệt độ. Trong thập kỷ qua, sự ấm lên được ghi nhận khi nhiệt độ vào mùa hè tăng từ + 0,02 độ C lên + 0,27 độ C mỗi năm, mặc dù mức độ hạ nhiệt mạnh mẽ đã từng ghi nhận vào năm 2012.

Tốc độ tăng trưởng của Deschampsia antarctica từ năm 1960 đến 2009 là gần 21% mỗi thập kỷ, nhưng từ 2009 đến 2018, nó đã tăng lên 28%. Trong khi Colobanthus quitensis từ tốc độ tăng trưởng 7% mỗi thập kỷ tăng lên đến 154% trong thập kỷ vừa qua.

Tốc độ tăng trưởng của Deschampsia antarctica từ năm 1960 đến 2009 là gần 21% mỗi thập kỷ, nhưng từ 2009 đến 2018, nó đã tăng lên 28%. Trong khi Colobanthus quitensis từ tốc độ tăng trưởng 7% mỗi thập kỷ tăng lên đến 154% trong thập kỷ vừa qua.

"Các hệ sinh thái trên cạn ở Nam Cực phản ứng nhanh chóng với những yếu tố đầu vào khí hậu ở đây. Tôi đã mong đợi sự gia tăng của những loài thực vật này nhưng không phải ở mức độ như vậy, chúng tôi đang nhận được nhiều bằng chứng cho thấy có một sự thay đổi lớn đang xảy ra ở Nam Cực", giáo sư Nicoletta Cannone cho biết.

"Các hệ sinh thái trên cạn ở Nam Cực phản ứng nhanh chóng với những yếu tố đầu vào khí hậu ở đây. Tôi đã mong đợi sự gia tăng của những loài thực vật này nhưng không phải ở mức độ như vậy, chúng tôi đang nhận được nhiều bằng chứng cho thấy có một sự thay đổi lớn đang xảy ra ở Nam Cực", giáo sư Nicoletta Cannone cho biết.

Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này là đảo có ít hải cẩu hơn, bởi trước đây, khi những đàn hải cẩu còn đông đúc ở Nam Cực, chúng sẽ "giẫm đạp" các loài cây cỏ muốn sinh sôi và sẽ kiềm chế sự phát triển của những mảng thực vật này.

Một nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng này là đảo có ít hải cẩu hơn, bởi trước đây, khi những đàn hải cẩu còn đông đúc ở Nam Cực, chúng sẽ "giẫm đạp" các loài cây cỏ muốn sinh sôi và sẽ kiềm chế sự phát triển của những mảng thực vật này.

Người ta không biết chắc chắn lý do tại sao số lượng hải cẩu giảm, nhưng nó có thể liên quan đến những thay đổi về nguồn thức ăn và nhiệt độ của nước biển quanh Nam Cực.

Người ta không biết chắc chắn lý do tại sao số lượng hải cẩu giảm, nhưng nó có thể liên quan đến những thay đổi về nguồn thức ăn và nhiệt độ của nước biển quanh Nam Cực.

Xu hướng ấm lên dự kiến sẽ tiếp tục phát triển, khi chúng ta chứng kiến nhiều khu vực không có băng hơn tại Nam Cực trong những thập kỷ tới, bởi theo các nhà khoa học, những phát hiện từ đảo Signy là đại diện cho các quá trình xảy ra trong toàn bộ vùng Nam Cực nói chung.

Xu hướng ấm lên dự kiến sẽ tiếp tục phát triển, khi chúng ta chứng kiến nhiều khu vực không có băng hơn tại Nam Cực trong những thập kỷ tới, bởi theo các nhà khoa học, những phát hiện từ đảo Signy là đại diện cho các quá trình xảy ra trong toàn bộ vùng Nam Cực nói chung.

"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng, sự ấm lên trong tương lai sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong các hệ sinh thái mỏng manh ở vùng Nam Cực này", các nhà nghiên cứu viết trong bài báo đăng trên tạp chí Current Biology.

"Phát hiện của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng, sự ấm lên trong tương lai sẽ gây ra những thay đổi đáng kể trong các hệ sinh thái mỏng manh ở vùng Nam Cực này", các nhà nghiên cứu viết trong bài báo đăng trên tạp chí Current Biology.

Các bằng chứng cũng cho thấy hệ sinh thái của Nam Cực mong manh hơn chúng ta nghĩ và rất dễ bị hủy diệt nếu tốc độ nóng lên duy trì như hiện nay, thậm chí có thể tăng thêm do các tác động của con người.

Các bằng chứng cũng cho thấy hệ sinh thái của Nam Cực mong manh hơn chúng ta nghĩ và rất dễ bị hủy diệt nếu tốc độ nóng lên duy trì như hiện nay, thậm chí có thể tăng thêm do các tác động của con người.

Một số nghiên cứu cho thấy, Nam Cực từng là một lục địa xanh thời khủng long. Tuy nhiên nếu thảm xanh một lần nữa trồi lên khỏi tuyết giá, đó sẽ là một thảm họa lớn - sự diệt vong của hệ sinh thái hiện tại.

Một số nghiên cứu cho thấy, Nam Cực từng là một lục địa xanh thời khủng long. Tuy nhiên nếu thảm xanh một lần nữa trồi lên khỏi tuyết giá, đó sẽ là một thảm họa lớn - sự diệt vong của hệ sinh thái hiện tại.

Nếu khí hậu Nam Cực đã trở nên ấm như vậy, thì khí hậu ở các lục địa mà con người đang sinh sống sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt, có thể gây ra một đợt đại tuyệt chủng mới.

Nếu khí hậu Nam Cực đã trở nên ấm như vậy, thì khí hậu ở các lục địa mà con người đang sinh sống sẽ trở nên vô cùng khắc nghiệt, có thể gây ra một đợt đại tuyệt chủng mới.

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/canh-bao-luc-dia-chet-hoi-sinh-tham-hoa-kinh-hoang-nao-ap-toi-1666823.html