Cảnh tượng thắt lòng ở nơi ghi dấu vụ thảm sát Mỹ Lai

Khu chứng tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi là nơi ghi dấu một trong những tội ác chiến tranh kinh hoàng nhất của lịch sử thế giới nửa sau thế kỷ 20.

 Khu chứng tích Sơn Mỹ (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi ghi dấu vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn gọi là vụ thảm sát Mỹ Lai) của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Khu chứng tích Sơn Mỹ (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) là nơi ghi dấu vụ thảm sát Sơn Mỹ (còn gọi là vụ thảm sát Mỹ Lai) của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.

Vào ngày 16/3/1968, tại làng Sơn Mỹ, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Đây là một trong những tội ác chiến tranh kinh hoàng nhất của lịch sử thế giới nửa sau thế kỷ 20.

Vào ngày 16/3/1968, tại làng Sơn Mỹ, các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Đây là một trong những tội ác chiến tranh kinh hoàng nhất của lịch sử thế giới nửa sau thế kỷ 20.

Khu chứng tích là một tổng thể các địa điểm ghi dấu tội ác của quân Mỹ đối với đồng bào ta, bao gồm các di tích gốc, đã được bảo tồn tôn tạo như các nền nhà, hầm trú ẩn nơi người dân bị bắt và giết hại...

Khu chứng tích là một tổng thể các địa điểm ghi dấu tội ác của quân Mỹ đối với đồng bào ta, bao gồm các di tích gốc, đã được bảo tồn tôn tạo như các nền nhà, hầm trú ẩn nơi người dân bị bắt và giết hại...

Nền nhà của gia đình ông Lê Lý còn lại sau vụ thảm sát. Gia đình ông có 7 người bị lính Mỹ giết.

Nền nhà của gia đình ông Lê Lý còn lại sau vụ thảm sát. Gia đình ông có 7 người bị lính Mỹ giết.

Hầm tránh pháo của gia đình ông Lê Lý bị lính Mỹ đánh sập ngày 16/3/1968, được phục dựng.

Hầm tránh pháo của gia đình ông Lê Lý bị lính Mỹ đánh sập ngày 16/3/1968, được phục dựng.

Nhà của ông Đỗ Phi sau khi bị lính Mỹ đốt phá. Gia đình ông có 5 người bị lính Mỹ giết.

Nhà của ông Đỗ Phi sau khi bị lính Mỹ đốt phá. Gia đình ông có 5 người bị lính Mỹ giết.

Cây bồ đề của gia đình ông Đỗ Phi, một chứng nhân của vụ thảm sát.

Cây bồ đề của gia đình ông Đỗ Phi, một chứng nhân của vụ thảm sát.

Nhà của ông Đỗ Ký trước khi bị lính Mỹ đốt phá (được phục dựng). Gia đình ông có 5 người bị lính Mỹ giết.

Nhà của ông Đỗ Ký trước khi bị lính Mỹ đốt phá (được phục dựng). Gia đình ông có 5 người bị lính Mỹ giết.

Nội thất mộc mạc trong ngôi nhà điển hình của cư dân Sơn Mỹ.

Nội thất mộc mạc trong ngôi nhà điển hình của cư dân Sơn Mỹ.

Khu mộ chôn chung 13 người bị lính Mỹ giết trong vụ thảm sát Sơn Mỹ.

Khu mộ chôn chung 13 người bị lính Mỹ giết trong vụ thảm sát Sơn Mỹ.

Nạn nhân nhỏ nhất trong khu mộ này mới có 3 tuổi.

Nạn nhân nhỏ nhất trong khu mộ này mới có 3 tuổi.

Ngoài các di tích về tội ác chiến tranh, Khu chứng tích cũng có các công trình về sau này mới được xây dựng như nhà trưng bày bổ sung, nơi tiếp khách, tượng đài, vườn cây...

Ngoài các di tích về tội ác chiến tranh, Khu chứng tích cũng có các công trình về sau này mới được xây dựng như nhà trưng bày bổ sung, nơi tiếp khách, tượng đài, vườn cây...

Bên trong nhà trưng bày, du khách có thể xem nhiều hiện vật từ cuộc thảm sát còn được lưu giữ.

Bên trong nhà trưng bày, du khách có thể xem nhiều hiện vật từ cuộc thảm sát còn được lưu giữ.

Các loại vũ khí lính Mỹ sử dụng để giết hại 504 người vô tội.

Các loại vũ khí lính Mỹ sử dụng để giết hại 504 người vô tội.

Chiếc áo của cháu Trương Thị Hoa, nạn nhân bị lính Mỹ giết hại, còn sót lại trong vụ thảm sát.

Chiếc áo của cháu Trương Thị Hoa, nạn nhân bị lính Mỹ giết hại, còn sót lại trong vụ thảm sát.

Mâm cơm thường ngày của gia đình người dân Sơn Mỹ trước ngày xảy ra vụ thảm sát

Mâm cơm thường ngày của gia đình người dân Sơn Mỹ trước ngày xảy ra vụ thảm sát

Bia ghi danh những 504 nạn nhân bị lính Mỹ tàn sát.

Bia ghi danh những 504 nạn nhân bị lính Mỹ tàn sát.

Trở lại với sự kiện ngày 16/3/1968, với chủ trương đốt sạch, phá sạch, giết sạch, lính Mỹ đã đổ bộ xuống phía tây xóm Thuận Yên thôn Tư Cung và xóm Gò thôn Cổ Lũy và bắt đầu cuộc thảm sát.

Trở lại với sự kiện ngày 16/3/1968, với chủ trương đốt sạch, phá sạch, giết sạch, lính Mỹ đã đổ bộ xuống phía tây xóm Thuận Yên thôn Tư Cung và xóm Gò thôn Cổ Lũy và bắt đầu cuộc thảm sát.

Số người bị tàn sát ở thôn Tư Cung là 407 người, tại thôn Mỹ Hội là 97 người. Tổng số người bị tàn sát ở Sơn Mỹ là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.

Số người bị tàn sát ở thôn Tư Cung là 407 người, tại thôn Mỹ Hội là 97 người. Tổng số người bị tàn sát ở Sơn Mỹ là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy.

Vụ thảm sát Sơn Mỹ là minh chứng điển hình về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bị cả loài người lên án... (Bài có sử dụng tư liệu của Khu chứng tích Sơn Mỹ).

Vụ thảm sát Sơn Mỹ là minh chứng điển hình về cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bị cả loài người lên án... (Bài có sử dụng tư liệu của Khu chứng tích Sơn Mỹ).

Mời quý độc giả xem video: Hành trình tìm tên cho liệt sĩ vô danh. Nguồn: VTC1.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/canh-tuong-that-long-o-noi-ghi-dau-vu-tham-sat-my-lai-1421311.html