Cấp bách bảo tồn bãi cọc trận địa Bạch Đằng sau khi phát lộ

Sau khi khai quật tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với diện tích 950m2, các nhà khảo cổ đã phát hiện 27 cọc gỗ được đóng thẳng đứng hoặc nghiêng trong khu vực chứa nhiều bùn lẫn cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ. Các cọc có đường kính 26 - 46 cm, phân bố so le nhau, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo.

Đầu tháng 10/2019, trong quá trình đào vườn, ông Nguyễn Tuân Triệu, trú tại thôn 3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) đã phát hiện 2 cọc gỗ lim dài hơn 3m, đường kính hơn 30cm, cắm sâu xuống đất.

Từ đó, Bảo tàng Hải Phòng, Phòng Văn hóa thông tin huyện Thủy Nguyên và UBND xã Liên Khê đã lấy mẫu hai cọc gỗ đưa đi giám định đồng vị Cacbon, cho kết quả niên đại từ năm 1270 đến 1430. Vị trí bãi cọc là sông Đá Bạc xưa. Bước đầu, các nhà khảo cổ cho rằng, bãi cọc gỗ lim tại Cao Quỳ có thể là một trận địa có niên đại vào cuối thế kỷ XIII, liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên năm 1288 của quân dân nhà Trần.

Tuy nhiên, vấn đề được dư luận cũng như các nhà chuyên môn đặt ra là, sau khi khai quật di tích thì công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích sẽ như thế nào cho hiệu quả, đặc biệt là khâu bảo quản cổ vật.

Giáo sư Y-Chang Liu, Chủ nhiệm khoa Khảo cổ học thuộc Đại học Thành Công, Đài Loan (Trung Quốc) sau khi khảo sát các điểm khai quật tại Cao Quỳ đã nhận định, muốn bảo tồn phải giữ nguyên hiện trạng, không được di dời cổ vật, cần phải làm bảo tàng ngoài trời tại chỗ để đảm bảo tính nguyên vẹn của cả khu di tích.

Dưới đây là video và một số hình ảnh về khu vực khai quật bãi cọc Cao Quỳ do phóng viên báo Tin tức ghi lại:

Vị trí bãi cọc bằng gỗ lim được người dân phát hiện nằm trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Vị trí bãi cọc bằng gỗ lim được người dân phát hiện nằm trên cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Diện tích khai quật 950m2, với 3 hố khai quật đã phát hiện 27 cọc gỗ được đóng thẳng đứng hoặc nghiêng trong khu vực chứa nhiều bùn lẫn cát mịn.

Diện tích khai quật 950m2, với 3 hố khai quật đã phát hiện 27 cọc gỗ được đóng thẳng đứng hoặc nghiêng trong khu vực chứa nhiều bùn lẫn cát mịn.

Đây là cọc gỗ lim to nhất trong số 27 cây cọc được phát lộ tại điểm khai quật.

Đây là cọc gỗ lim to nhất trong số 27 cây cọc được phát lộ tại điểm khai quật.

Các cọc được đóng thẳng đứng hoặc nghiêng, so le nhau, có đường kính 26-46cm; trên một số cọc lớn có mộng ngoàm.

Các cọc được đóng thẳng đứng hoặc nghiêng, so le nhau, có đường kính 26-46cm; trên một số cọc lớn có mộng ngoàm.

Tại các hố khai quật còn nhiều lớp trầm tích khác thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.

Tại các hố khai quật còn nhiều lớp trầm tích khác thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.

Hiện tại, các chứng tích khai quật lên mới chỉ được bọc bằng các tấm vải tạm thời.

Hiện tại, các chứng tích khai quật lên mới chỉ được bọc bằng các tấm vải tạm thời.

Chỉ trong thời gian ngắn, khu vực này thu hút nhiều đoàn tham quan, các chuyên gia khảo cổ trong và ngoài nước đến nghiên cứu.

Chỉ trong thời gian ngắn, khu vực này thu hút nhiều đoàn tham quan, các chuyên gia khảo cổ trong và ngoài nước đến nghiên cứu.

Khu vực khai quật đã được lực lượng chức năng địa phương cắm biển chỉ dẫn, khoanh vùng, hướng dẫn người dân và du khách tham quan.

Khu vực khai quật đã được lực lượng chức năng địa phương cắm biển chỉ dẫn, khoanh vùng, hướng dẫn người dân và du khách tham quan.

Người dân địa phương khẳng định, vị trí khai quật cọc gỗ cổ từng là lòng sông.

Người dân địa phương khẳng định, vị trí khai quật cọc gỗ cổ từng là lòng sông.

Trung Nguyên/Báo Tin tức

Nguồn Tin Tức TTXVN: http://baotintuc.vn/van-hoa/cap-bach-bao-ton-bai-coc-tran-dia-bach-dang-sau-khi-phat-lo-20191226062418630.htm