Cập nhật sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch
Hàng loạt các tổ chức tín dụng và các trung gian thanh toán đang 'chạy nước rút', hướng tới mục tiêu 100% khách hàng cập nhật sinh trắc học trước ngày 1/1/2025.
Hạn chót để cập nhật sinh trắc học
Theo Thông tư số 17 và 18/2024 của Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán/chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và giao dịch chuyển/rút tiền tại ATM nếu rơi vào tình trạng: Chưa hoàn thành đổi số đối chiếu giấy khai báo và thông tin sinh trắc nghiệm đúng; Chưa cập nhật, tiện ích bổ sung thông tin mới thay thế cho giấy tờ tùy thân đã hết hiệu lực. Các thông tư này đã cho thấy bước đi quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường bảo đảm an toàn bảo mật thanh toán trực tuyến, từ đó hình thành không gian mạng lành mạnh, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt phát triển bền vững trong xã hội.
Trước đó Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu từ ngày 1/7/2024 các loại giao dịch trực tuyến của khách hàng cá nhân bắt buộc phải xác thực bằng dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học bao gồm: Chuyển tiền trong ngân hàng khác chủ tài khoản/chuyển tiền liên ngân hàng trong nước/nạp ví điện tử có giá trị trên 10 triệu đồng/giao dịch hoặc giá trị từ 10 triệu đồng trở xuống nhưng tổng giá trị giao dịch trong ngày đạt trên 20 triệu đồng; Chuyển tiền ra nước ngoài; Thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ với tổng giá trị giao dịch trên 100 triệu đồng trong ngày; Kích hoạt dịch vụ ngân hàng số lần đầu hoặc đổi thiết bị sử dụng ứng dụng ngân hàng số. Bước đầu tính đến thời điểm ngày 10/7 ngành ngân hàng đã xác thực sinh trắc học với dữ liệu dân cư (thông qua CCCD gắn chip và tài khoản VneID) được hơn 21,6 triệu khách hàng.
Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, sau khi thực hiện xác thực sinh trắc học, số lượng vụ lừa đảo đã giảm 50%, số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo cũng giảm trên 70% so với trung bình 7 tháng năm 2024, và có khoảng 38 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công.
“Cuộc đua” trước “giờ G”
Sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố các Thông tư số 17, Thông tư 18 và Quyết định 2345, hàng loạt ngân hàng và trung gian thanh toán đã gửi thông báo cập nhật sinh trắc học tới khách hàng nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trước ngày 1/1/2025. Các tổ chức tài chính đều khuyến khích người dân cần cập nhật sớm sinh trắc học nhằm giảm thiểu các khả năng bị lừa đảo, gian lận, rủi ro trong quá trình giao dịch. Đây được xem là một bước phòng vệ quan trọng, giúp mỗi khách hàng xây dựng được “rào chắn” bảo vệ tài khoản an toàn.
Trên thực tế các vụ lừa đảo trực tuyến phần lớn đều liên quan đến tài khoản “ảo” nên quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn. Dữ liệu cập nhật sinh trắc học sẽ được đối chiếu với căn cước công dân gắn chip giúp giảm thiểu việc cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi lừa đảo, đồng thời tăng cường mức độ an toàn cho người dùng khi sử dụng các dịch vụ giao dịch online.
Việc cập nhật sinh trắc học được các đơn vị triển khai đồng loạt trên cả kênh online và offline. Theo đó, khách hàng có thể thực hiện được việc cập nhật sinh trắc học nhanh chóng với các thao tác đơn giản, hướng dẫn chi tiết trên app. Trong trường hợp khách hàng gặp trục trặc có thể đến các điểm giao dịch để được nhân viên hướng dẫn trực tiếp.
Các đơn vị trung gian thanh toán như Viettel Money cũng đã nhanh chóng triển khai xác thực sinh trắc học đến hàng triệu khách hàng. Theo đó khách hàng có thể lựa chọn cập nhật sinh trắc học tại hàng trăm nghìn điểm giao dịch của Viettel hoặc thực hiện trên ứng dụng Viettel Money để tránh tình trạng gián đoạn khi thực hiện giao dịch/thanh toán trực tuyến. Chỉ cần chuẩn bị Căn cước công dân gắn chip và thao tác đơn giản trên điện thoại, khách hàng đã có thể nhanh chóng hoàn thiện cập nhật sinh trắc học, giúp tăng cường bảo mật cho tài khoản trong các giao dịch tương lai. Được biết trước đó Viettel Money đã áp dụng nhiều công nghệ bảo mật thông tin tối ưu thông qua hệ thống quản lý an toàn thông tin, nhận diện rủi ro và thiết lập quy trình bảo vệ toàn diện, giúp khách hành yên tâm giao dịch.