Cầu, đường bộ có thời gian sử dụng 40 năm, hao mòn 2,5 %/năm
Đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường, cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ có thời gian sử dụng 40 năm, tỷ lệ hao mòn 2,5%/năm.
Đây là đề xuất tại dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đang được lấy ý kiến góp ý rộng rãi của nhân dân.
Theo dự thảo, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đường và các công trình phụ trợ gắn liền với đường, cầu đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, nhà hạt quản lý đường bộ, trạm dừng nghỉ, kho bảo quản vật tư dự phòng, tài sản gắn với hạ tầng thông tin, khoa học, công nghệ đường bộ phục vụ quản lý và giám sát giao thông (Trung tâm ITS), tài sản phục vụ hoạt động cứu hộ, cứu nạn giao thông đường bộ, các tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ khác theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ có thời gian sử dụng 25 năm, tỷ lệ hao mòn 4%/năm.Bến phà đường bộ và các công trình phụ trợ gắn liền với bến phà đường bộ, cầu phao và công trình phụ trợ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ có thời gian sử dụng 20 năm và tỷ lệ hao mòn 5%/năm…
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được tính theo công thức:
Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12 hằng năm, trước khi khóa sổ kế toán.
Những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dưới đây không phải tính hao mòn: Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa tính hết hao mòn nhưng đã bị hư hỏng không thể sửa chữa để sử dụng được, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.