Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh Babesia

Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp do một loài ký sinh trùng rất nhỏ có tên Babesia gây ra. Bệnh lây truyền sang người thông qua vết cắn của một số loài bọ ve.

1. Đông y có chữa được bệnh Babesia không?

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng Babesia thường tự khỏi.

NỘI DUNG:

1. Đông y có chữa được bệnh Babesia không?

2. Các phương pháp điều trị bệnh Babesia

3. Bệnh Babesia có chữa khỏi được không?

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh Babesia

5. Chi phí khám chữa bệnh Babesia

Vì vậy, một số phương thuốc đông y sẽ giúp ích hiệu quả trong cải thiện triệu chứng khi ở giai đoạn nhẹ.

Với những trường hợp nặng, ký sinh trùng xâm nhập tế bào hồng cầu và nhân lên gây vỡ hồng cầu và khởi đầu quá trình nhiễm các hồng cầu khác thì đông y không thể chữa khỏi.

2. Các phương pháp điều trị bệnh Babesia

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng Babesia thường tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc hiệu, bác sĩ chủ yếu can thiệp để điều trị triệu chứng.

Với trường hợp nghiêm trọng tùy theo mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp phổ biến như:

Điều trị bằng thuốc

Dùng kháng sinh là phương pháp điều trị đầu tiên được chỉ định dùng khi có hoặc không có triệu chứng bệnh. Phác đồ kháng sinh có thể kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau.

Kết hợp dùng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cải thiện triệu chứng đau nhức cơ. Lưu ý, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn dùng thuốc do bác sĩ chỉ định. Không tự ý ngưng hoặc tăng liều thuốc quá mức để tránh gây tác dụng phụ.

Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền sang người qua vết cắn của một số loài bọ ve.

Bệnh Babesia là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền sang người qua vết cắn của một số loài bọ ve.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác

Việc điều trị cần phối hợp với một số biện pháp hỗ trợ tích cực khác, song song với việc dùng thuốc để đạt hiệu quả tối ưu. Nhất là đối với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, không có lá lách hoặc người lớn tuổi. Cụ thể với các biện pháp sau:

- Truyền máu: Nếu bệnh nhân có ít hồng cầu sẽ phải tiến hành truyền máu để cải thiện tình trạng thiếu máu.

- Truyền máu thay thế: Một số ít trường hợp trong máu vẫn còn ký sinh trùng sau khi dùng kháng sinh, bệnh nhân có thể được chỉ định truyền máu thay thế, loại bỏ máu cũ và thay bằng máu khỏe mạnh.

- Thở máy: Những bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, không thể tự thở sẽ được cho thở máy để duy trì sự sống.

- Lọc máu: Dành cho bệnh nhân Babesia nặng, có biến chứng suy thận.

3. Bệnh Babesia có chữa khỏi được không?

Mặc dù ký sinh trùng Babesia lưu hành trong máu nhưng nó có thể không gây ra triệu chứng. Những người mắc bệnh Babesia thường tự khỏi, và sau vài tuần hoặc vài tháng, phần lớn bệnh nhân khỏi không để lại di chứng.

4. Những chú ý quan trọng đối với bệnh Babesia

Bệnh Babesia thường được lây truyền sang người thông qua vết chích của một loại bọ ve nhỏ xíu đã bị nhiễm bệnh (tại Massachusetts, là bọ ve trên hươu nai).

Đáng chú ý, chứng bệnh này còn có thể lây lan thông qua việc truyền máu nhiễm bệnh, hay từ phụ nữ mang thai lây sang cho con. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm bệnh do Babesia. Tuy nhiên, những người thường xuyên hoạt động, làm việc ngoài trời thường dễ bị lây nhiễm hơn, do dễ bị bọ ve cắn phải. Do đó, chúng ta có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, thống kê cho thấy bọ ve nhiễm bệnh Babesiosis thường có tại các vùng bờ biển, chẳng hạn như Nantucket, Martha’s Vineyard và Cape Cod. Ngoài ra, chúng ta sẽ có khả năng mắc bệnh này cao hơn vào các mùa có nhiệt độ ấm áp, đặc biệt là mùa hè bởi vì đây là thời gian bọ ve xuất hiện nhiều nhất.

Mặc dù bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên, bệnh Babesia có thể gây ra các biến chứng đặc biệt nghiêm trọng đối với những đối tượng sau:

Người cao tuổi.
Người có lá lách yếu.
Người có hệ miễn dịch suy yếu.
Người mắc các bệnh lý mạn tính.

Một vài trường hợp nhiễm bệnh có triệu chứng nghiêm trọng đã được thông báo, tất cả đều xảy ra ở bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt lách. Các trường hợp bệnh này diễn biến nhanh với biểu hiện sốt cao, thiếu máu tan huyết nặng, hoàng đảm, hemoglobin niệu và suy thận. Hậu quả của các biến chứng này thường là dẫn đến tử vong.

Hãy liên hệ bác sĩ nếu ngay có các dấu hiệu và triệu chứng như bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, sốt phát ban,... Đây là những dấu hiệu nhiễm trùng do Babesia điển hình, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

5. Chi phí khám chữa bệnh Babesia

Chẩn đoán xác định dựa trên việc tìm thấy ký sinh trùng trong hồng cầu khi soi tiêu bản trên kính hiển vi quang học. Một hồng cầu có thể mang các giai đoạn khác nhau của ký sinh trùng, bên cạnh đó tỷ lệ hồng cầu nhiễm có thể quá 10%. Bác sĩ có thể cần phải làm xét nghiệm này lại nhiều lần. Thông thường ký sinh trùng lưu hành trong máu có thể thấy rõ sau 2 - 4 tuần.

Do bệnh nhiễm trùng do Babesia có nhiều đặc điểm giống với sốt rét nên bác sĩ cần phân biệt với ký sinh trùng sốt rét, nhất là Plasmodium falciparum.

Về mặt lâm sàng, bệnh Babesia có các biểu hiện như sốt thất thường, rét run, đau đầu, vã mồ hôi, đau cơ và mệt mỏi. Tuy nhiên nhưng các triệu chứng trên không có tính chu kỳ như sốt rét.

Về mặt xét nghiệm, bác sĩ thực hiện xét nghiệm PCR có độ đặc hiệu tương đương nhưng có độ nhạy cao hơn.

Về chi phí xét nghiệm ký sinh trùng thông thường sẽ dao động từ khoảng 100.000 VNĐ - 2.000.000 VNĐ. Sự khác biệt này ở các cơ sở y tế và danh mục làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

BS. Nguyễn Đức Minh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/cau-hoi-thuong-gap-lien-quan-den-benh-babesia-169241022073642006.htm