Cầy vòi mốc dính bẫy ảnh ở Nghệ An quý hiếm cỡ nào?

Cầy vòi mốc là loài thú thuộc họ Cầy (Viverridae), tên khoa học là Paguma larvata. Các cá thể trưởng thành của loài vật này nặng 6-9 kg...

Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An), các cán bộ kiểm lâm vừa công bố loạt ảnh ghi nhận sự tồn tại của nhiều loài động vật quý hiếm qua bẫy ảnh kỹ thuật số. Trong số các loài động vật "dính" bẫy ảnh, có loài cầy vòi mốc. Ảnh: Khu BTTN Pù Hoạt.

Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt (Nghệ An), các cán bộ kiểm lâm vừa công bố loạt ảnh ghi nhận sự tồn tại của nhiều loài động vật quý hiếm qua bẫy ảnh kỹ thuật số. Trong số các loài động vật "dính" bẫy ảnh, có loài cầy vòi mốc. Ảnh: Khu BTTN Pù Hoạt.

Theo tài liệu "Động vật rừng" của tác giả Phạm Nhật, cầy vòi mốc là loài thú thuộc họ Cầy (Viverridae), tên khoa học là Paguma larvata. Các cá thể trưởng thành của loài vật này nặng 6-9 kg, dài thân 65-75 cm, dài đuôi 53-66 cm. Ảnh: Pinterest.

Theo tài liệu "Động vật rừng" của tác giả Phạm Nhật, cầy vòi mốc là loài thú thuộc họ Cầy (Viverridae), tên khoa học là Paguma larvata. Các cá thể trưởng thành của loài vật này nặng 6-9 kg, dài thân 65-75 cm, dài đuôi 53-66 cm. Ảnh: Pinterest.

Chúng có lông trên thân, nửa đùi trên, nửa đuôi trong màu vàng xám. Bụng vàng xám. Nửa đùi dưới phần đuôi ngoài đen. Ảnh: Pinterest.

Chúng có lông trên thân, nửa đùi trên, nửa đuôi trong màu vàng xám. Bụng vàng xám. Nửa đùi dưới phần đuôi ngoài đen. Ảnh: Pinterest.

Có một sọc trắng bắt đầu từ mũi đi qua giữa đầu và đến gáy, má màu trắng nhạt. Có đốm trắng ở góc tai và dưới mi mắt. Ảnh: Pinterest.

Có một sọc trắng bắt đầu từ mũi đi qua giữa đầu và đến gáy, má màu trắng nhạt. Có đốm trắng ở góc tai và dưới mi mắt. Ảnh: Pinterest.

Con đực có tuyến xạ giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Ảnh: Pinterest.

Con đực có tuyến xạ giữa hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Ảnh: Pinterest.

Về sinh học, sinh thái, cầy vòi mốc là loài sống chủ yếu ở rừng, đặc biệt là rừng gỗ có nhiều cây và dây leo có nhiều quả ăn được. Ảnh: Pinterest.

Về sinh học, sinh thái, cầy vòi mốc là loài sống chủ yếu ở rừng, đặc biệt là rừng gỗ có nhiều cây và dây leo có nhiều quả ăn được. Ảnh: Pinterest.

Chúng làm tổ trong gốc cây. Sống đơn, hoạt động kiếm ăn đêm (từ chập tối đến nửa đêm). Leo trèo giỏi, chúng có thể nhảy từ cành này sang cành khác ở cự ly 2 mét hoặc nhảy từ trên cao 6-7 mét xuống đất chính xác. Ảnh: Pinterest.

Chúng làm tổ trong gốc cây. Sống đơn, hoạt động kiếm ăn đêm (từ chập tối đến nửa đêm). Leo trèo giỏi, chúng có thể nhảy từ cành này sang cành khác ở cự ly 2 mét hoặc nhảy từ trên cao 6-7 mét xuống đất chính xác. Ảnh: Pinterest.

Có tính cách tương đối bạo dạn, loài cầy này không lẩn trốn khi thấy có sự hiện diện của con người trong địa bàn sinh sống. Ảnh: Pinterest.

Có tính cách tương đối bạo dạn, loài cầy này không lẩn trốn khi thấy có sự hiện diện của con người trong địa bàn sinh sống. Ảnh: Pinterest.

Thức ăn của cầy vòi mốc chủ yếu là quả cây rừng trong họ Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Trám (Burceraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sến (Sapotaceae). Ảnh: Pinterest.

Thức ăn của cầy vòi mốc chủ yếu là quả cây rừng trong họ Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Trám (Burceraceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), Sến (Sapotaceae). Ảnh: Pinterest.

Vào các tháng hiếm quả cây rừng, loài vật này còn ăn cả côn trùng, cánh cứng, nhái, chuột. Chúng ít phát ra tiếng động khi kiếm ăn. Ảnh: Pinterest.

Vào các tháng hiếm quả cây rừng, loài vật này còn ăn cả côn trùng, cánh cứng, nhái, chuột. Chúng ít phát ra tiếng động khi kiếm ăn. Ảnh: Pinterest.

Về mặt sinh sản, cầy vòi mốc động dục vào tháng 3 đến tháng 4, mang thai 1,5 đến 2 tháng, đẻ vào tháng 5 - 6. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Ảnh: Pinterest.

Về mặt sinh sản, cầy vòi mốc động dục vào tháng 3 đến tháng 4, mang thai 1,5 đến 2 tháng, đẻ vào tháng 5 - 6. Mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ 2 - 4 con. Ảnh: Pinterest.

Cầy mẹ làm tổ đẻ cẩn thận trong các hốc cây. Con đẻ ra yếu, chưa mở mắt. Ảnh: Pinterest.

Cầy mẹ làm tổ đẻ cẩn thận trong các hốc cây. Con đẻ ra yếu, chưa mở mắt. Ảnh: Pinterest.

Ở nước ta cầy vòi mốc phân bố khắp các tỉnh có rừng. Trên thế giới, chúng xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Myanmar, Nepal, Malaysia, các đảo Sumatra và Boneo ở Indonesia. Ảnh: Pinterest.

Ở nước ta cầy vòi mốc phân bố khắp các tỉnh có rừng. Trên thế giới, chúng xuất hiện ở Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Thái Lan, Myanmar, Nepal, Malaysia, các đảo Sumatra và Boneo ở Indonesia. Ảnh: Pinterest.

Số lượng cầy vòi mốc ở nước ta hiện nay không còn nhiều. Việc khai thác rừng thiếu kiểm soát ở nước ta đang dẫn đến tình trạng mất nơi sống của chúng. Ảnh: Pinterest.

Số lượng cầy vòi mốc ở nước ta hiện nay không còn nhiều. Việc khai thác rừng thiếu kiểm soát ở nước ta đang dẫn đến tình trạng mất nơi sống của chúng. Ảnh: Pinterest.

Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cay-voi-moc-dinh-bay-anh-o-nghe-an-quy-hiem-co-nao-2039419.html