CEO Trần Trọng Kiên: Đối phó Covid-19 phải bình tĩnh, bản lĩnh và nhân văn

Những ngày cuối tháng 3 này, khoảng 1/3 khách sạn của Tập đoàn Thiên Minh đã đóng cửa, một số khách sạn khác chỉ mở cửa 50% số phòng, công ty lữ hành cùng nhiều du thuyền cũng ngừng hoạt động...

Chú thích ảnh

Trao đổi với TBKTSG Online vào một buổi tối muộn, sau những cuộc họp dài đàm phán với đối tác lẫn buổi hội ý với nhân viên... ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh trầm ngâm: “chỉ cách đây vài tháng, khi làm kế hoạch cho năm 2020, ít ai có thể tưởng tượng ra một cuộc khủng hoảng lớn như thế này đối với ngành du lịch. Chỉ mới đầu tháng 2 đây thôi, lượng khách tại các khách sạn của tập đoàn vẫn tăng 10% nhưng nay tình hình đã rất khác”.

Tôi cho rằng nhờ cả hai. Trước Tết Nguyên đán 2020, một số người bạn từng học cùng ở Đại học Y Hà Nội nói với tôi về một loại bệnh do virus gây ra lây cho người từ động vật, có các triệu chứng giống như cúm nhưng tỉ lệ tử vong cao gần bằng SARS năm 2003.

Vì từng học ngành y nên tôi tò mò hơn với những dịch bệnh ảnh hưởng đến cộng đồng và tìm hiểu kỹ về nó. Tiếp theo đó là dồn dập những thông tin không tốt, trong đó có việc thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) bị cách ly để ngăn dịch. Đến Mùng 3 tết, tôi có cảm giác, dịch bệnh này có thể sẽ là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường kinh doanh trong năm mới. Và thực tế, Covid-19 đã gây ra một đợt suy giảm cực chưa từng có trong lịch sử ngành công nghiệp không khói.

Bạn bè cũng gửi cho tôi những lưu ý về phòng ngừa bệnh từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. Từ những nghiên cứu trên, khi thông tin về dịch bắt đầu được nhiều người chia sẻ hơn, tôi đã ngay lập tức đưa ra nhiều chính sách, trong đó có việc phải đảm bảo an toàn cho nhân viên và du khách bằng các biện pháp vệ sinh cá nhân. Điều này rất hữu ích vì làm sớm, làm đúng giúp nhân viên và du khách không bị nhiễm bệnh trong suốt hơn hai tháng phục vụ trong điều kiện dịch bệnh.

Kinh nghiệm làm du lịch cũng rất quan trọng. Đã trải qua dịch SARS 2003, tôi thấy thấy rằng chỉ cần dịch này kéo dài hơn một chút, có vài trường hợp lây nhiễm và truyền thông thông tin là mọi người sẽ sợ, không đi du lịch nữa.
Thực tế là từ tháng 2-2020, hầu hết khách hàng là người Mỹ đã đổi chuyến sang tháng 3-2020 để xem tình hình diễn tiến như thế nào. Thị trường bắt đầu chuyển động như dự đoán.

Không hẳn là như vậy. Khủng hoảng do Covid-19 mang đến diễn ra rất nhanh và bất ngờ khiến nhiều doanh nghiệp quốc tế không kịp trở tay. Các doanh nghiệp trong nước cũng bị ảnh hưởng ngay lập tức, hầu hết không chuẩn bị cho những thách thức do khủng khoảng mang lại. Chúng tôi cũng là một trong những doanh nghiệp như vậy.

Doanh nhân nào cũng chuẩn có kế hoạch dự phòng khi khó khăn nhưng không ai chuẩn bị cho một đợt khủng hoảng kép như thế này. Dịch bệnh làm nền tảng của du lịch, là những thói quen, sở thích thói quen như đi lại, gặp gỡ, giao tiếp, thăm thân mất đi vì nhiều người thực hiện social distancing (cách ly xã hội) để để bảo vệ bản thân và cộng đồng. Việc này làm nhu cầu du lịch không có hoặc bị kìm nén lại và có thể sẽ kéo dài từ 6-12 tháng. Tiếp sau đó là sức mua giảm vì người dân không còn tiền, y như ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

Tôi không tin rằng, từ tháng 11 năm ngoái, khi làm kế hoạch cho năm 2020 lại có người có thể nghĩ đến khủng hoảng cỡ này. Thực tế, chúng tôi cũng có chút bối rối ở thời điểm ban đầu nhưng đã thay đổi rất nhanh và có thuận lợi hơn nhờ những hành động kịp thời, đưa ra biện pháp chuẩn bị cho một đại dịch cùng khả năng suy giảm khách trong năm 2020.

Tôi nói sớm vì một số biện pháp ứng phó được đưa từ đầu tháng 2-2020, khi lượng khách tại các khách sạn của Thiên Minh vẫn tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 2-2020, chúng tôi vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tăng hơn 13%.

Tuy nhiên, mọi kịch bản đều không tính được mức độ phát tán và ảnh hưởng trầm trọng đến ngành du lịch làm tất cả các thị trường đều đóng như hiện tại.

Có rất nhiều biện pháp thay đổi theo tình hình thực tế. Từ cuối tháng 1-2020, tôi thông tin đến nhân viên về dịch bệnh và cách phòng ngừa. Ngày cuối cùng của tháng đó, dịch ở Trung Quốc nghiêm trọng hơn, tôi yêu cầu phải chuẩn bị để đối phó với việc các mảng kinh doanh tiềm năng có thể sụt giảm bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có cải thiện tiền mặt và phải bảo vệ an toàn cho nhân viên, khách hàng.

Ngày 1-2, dù không có nhiều khách Trung Quốc nhưng khi thị trường xuất hiện một số trường hợp kỳ thị khách, tôi đưa ra chủ trương không phân biệt đối xử kỳ thị khách Trung Quốc và cư xử nhân văn trong mọi tình huống. Sau đó, thông điệp không kỳ thị áp dụng cho tất cả các thị trường.

Ngày 9-2, trong cuộc họp hàng quý, hội đồng quản trị đã quyết định các biện pháp chuẩn bị cho một đại dịch và khả năng suy giảm khách trong năm 2020. Thiên Minh quyết định cắt ngay lập tức ba dự án đầu tư, cùng lúc tiếp cận các ngân hàng để chuẩn bị bổ sung thêm nguồn vốn lưu động, thực hiện việc chuẩn bị phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hội đồng quản trị cũng thông qua việc tăng vốn pháp định trong năm 2020.

Cứ mỗi giai đoạn lại có những thay đổi. Như ở hiện tại, biện pháp của chúng tôi tạm đóng cửa hoặc làm chậm lại những mảng kinh doanh đang vắng, trống khách. Bên cạnh đó, vẫn quyết liệt triển khai những dự án cần làm như phát triển công nghệ, sửa chữa và nâng cấp khách sạn. Thậm chí, resort cao cấp TUI Blue Nam Hội An vẫn mở cửa trong tuần này, đúng như dự kiến để chuẩn bị cho sau này.

Những quyết định định trên thực hiện sớm giúp chúng tôi chuẩn bị tinh thần cho tất cả mọi người. Đặc biệt là những người làm các dự án đó, giúp nhân viên hiểu là sẽ gặp khó khăn một thời gian.

Thêm vào đó, có nhiều phương án đòi hỏi nhiều thời gian nên càng phải chuẩn bị sớm. Chẳng hạn, với việc tăng vốn, nhờ thảo luận sớm nên các cổ đông đã đồng ý tăng một nửa vốn đề nghị là 10 triệu đô la Mỹ từ tháng 3-2020, nếu thời điểm hiện tại mà ra quyết định tăng vốn thì khó hơn.

Tôi cho rằng, thách thức lớn nhất hiện tại là không ai có thể dự báo chính xác về diễn biến của dịch bệnh nên việc đối phó lại càng khó khăn. Vì vậy, ứng phó tốt hay không trong khủng hoảng này, ngoài chuyện sức khỏe của doanh nghiệp gồm chiến lược, tài sản và đặc biệt là lượng tiền mặt, cần phải có một ban lãnh đạo bình tĩnh, có bản lĩnh, hiểu biết và nhân văn.

Việc ngay lập tức giảm cầu với mức độ lớn, từ 80-90% trong một thời gian rất ngắn như hiện nay chắc chắn sẽ làm nhiều người cảm thấy không an toàn khi quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng từ trước, nguồn lực có sẵn và niềm tin là thị trường sẽ phục hồi thì việc tiếp tục đầu tư và đầu tư quyết liệt không phải là một lựa chọn tồi.

Thực sự lần khủng hoảng này là khủng hoảng về hiểu biết, trí tuệ và niềm tin. Vì vậy, tôi tin là sau khủng hoảng, các doanh nghiệp sẽ thoát ra một cách hết sức khác biệt tùy theo sức khỏe và chất lượng của ban điều hành.

Có hai điểm quan trọng là phải tin tưởng thị trường sẽ phục hồi và có một nguồn lực nhất định cùng sự ủng hộ tốt của đối tác, nhà đầu tư. Chẳng hạn, để tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư trong giai đoạn này tập đoàn phải đàm phán với nhà thầu, ngân hàng... nhằm có chính sách phù hợp.

Với người lãnh đạo, cần tính nhân văn, nhạy cảm và sự hiểu biết. Trong đó, tính nhân văn sẽ tạo sự khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp. Nhân văn không chỉ có nghĩa là đuổi người hay không đuổi người khi suy giảm khách. Tôi nghĩ, đến lúc không còn tiền nữa thì việc cho nhân viên nghỉ còn tốt hơn so với cùng ôm nhau chết vì người lao động có thể tìm cơ hội khác nhưng cần có cách hành xử phải hợp lý, để nhân viên hiểu và nếu có thay đổi, cần có thời gian cho họ chuẩn bị.

Tính nhân văn thể hiện ở việc doanh nghiệp ưu tiên cho điều gì trong giai đoạn khó khăn. Như ở dịch bệnh lần này, sự sống của con người là phải là ưu tiên hàng đầu. Doanh nghiệp phải bảo vệ sức khỏe của nhân viên, khách hàng và cộng đồng rồi mới đến bảo vệ việc kinh doanh. Khi đó mới là lúc thực hiện các kế hoạch liên quan đến tài chính, thực hiện việc cần làm để đảm bảo mọi người đều có thể “sống”.

Mọi thứ phải có phương án cụ thể và từng CEO phải có cách ứng xử cụ thể.

Tôi cho cho rằng, Covid-19 sẽ hay đổi hoàn toàn thói quen và cách tiêu dùng. Quy mô, cách tiếp cận, sản phẩm, thông điệp thị trường cũng sẽ thay đổi. Định vị sản phẩm cũng sẽ khác rất nhiều.
Một trong những thay đổi quan trọng là doanh nghiệp sẽ có những ưu tiên khác trong việc phát triển sản phẩm. Trong đó, ưu tiên số một là sức khỏe và an toàn của khách hàng.

Nguồn Saigon Times: https://www.thesaigontimes.vn/lf/301305/ceo-tran-trong-kien-doi-pho-covid-19-phai-binh-tinh-ban-linh-va-nhan-van.html