Cha mẹ bất ngờ khi biết lý do con thường xuyên gãi mông vào ban đêm
Nếu thấy trẻ thường xuyên gãi ngứa phần mông, cha mẹ nên chú ý kiểm tra, có thể trẻ đã bị nhiễm ký sinh trùng.
Trước đây, Tiểu Kỳ 4 tuổi ngủ rất ngon và sâu giấc, nhưng gần đây cô bé có chút phiền muộn, Tiểu Kỳ thường xuyên lấy tay gãi mông. Lúc đầu bố mẹ Tiểu Kỳ không để ý đến chuyện này, còn mắng Tiểu Kỳ có hành vi không hợp vệ sinh. Càng về sau, mỗi buổi tối Tiểu Kỳ đều thức giấc, không ngừng khóc vì ngứa vùng mông, lúc này cha mẹ mới bắt đầu chú ý. Khi kiểm tra mới phát hiện, ở hậu môn của Tiểu Kỳ xuất hiện những “con giun” đang di chuyển.
Vì quá sợ hãi nên cha mẹ đã đưa Tiểu Kỳ đến Khoa nhi của Bệnh viện Đại học sư phạm Hàng Châu để khám. Bác sĩ Dương Lâm, trưởng Khoa Nhi, sau khi xem xét và đánh giá Tiểu Kỳ có thể là bị nhiễm ký sinh trùng. Tại sao Tiểu Kỳ luôn “phát bệnh” vào ban đêm? Bác sĩ giải thích, có thể là ký sinh trùng nhiễm bệnh có thói quen di chuyển vào ban đêm, và yêu cầu cha mẹ cố gắng lấy một chút phân của Tiểu Kỳ để tiến hành xét nghiệm.
Đúng như dự đoán, các nhân viên ở khoa xét nghiệm đã tìm thấy lượng lớn trứng và giun kim trưởng thành dưới kính hiển vi có độ nét cao. Bác sĩ Dương Lâm cho biết, trẻ nhỏ bị nhiễm giun kim trong mùa hè tương đối cao, có rất nhiều bạn nhỏ bình thường có thói quen “gãi mông”, nhưng một số cha mẹ không quan tâm và không biết rằng đây có thể là trẻ đã bị nhiễm ký sinh trùng, nếu giun kim không kịp thời xử lý sẽ tràn lan ra toàn bộ hậu môn, với bé gái thậm chí sẽ bò đến âm đạo, gây đau bụng.
Con đường lây nhiễm chính của giun kim?
Giun kim là một loài ký sinh trùng nhỏ có thể sống trong ruột kết và trực tràng, trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun kim nhất, trẻ có thể nhiễm giun kim khi ăn phải trứng giun kim. Sau đó các quả trứng sẽ nở trong ruột. Trong lúc ngủ, giun cái sẽ rời khỏi ruột và đến hậu môn để đẻ trứng ở vùng da quanh đó, gây ngứa. Trẻ nhỏ dùng tay để gãi, trứng giun có thể sẽ bám vào tay, trẻ không rửa tay sạch sẽ có thể khiến trứng bám vào thức ăn khi ăn hoặc khi trẻ mút tay.
Nếu trứng nở trong hậu môn, ấu trùng cũng có thể bò vào hậu môn và xâm lấn ruột già, có thể gây nhiễm trùng ngược, do đó, việc kiểm tra trứng quanh hậu môn, tỉ lệ phát hiện cao hơn ở trong phân. Trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp với đồ chơi, quần áo đã bị nhiễm khuẩn, khi trẻ đưa tay vào miệng, gây nhiễm trùng chéo và bệnh nhân bị nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại. Đây là phương thức lây nhiễm quan trọng ở các trường mẫu giáo.
Vì vậy, bệnh giun kim là bệnh ký sinh trùng thường thấy ở trẻ, bệnh giun kim thường tái phát nhiều lần ở trẻ, khiến trẻ sợ hãi và đái dầm vào ban đêm, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của trẻ, gây viêm ruột thừa do giun kim và dị ứng da.
Làm thế nào để ngăn ngừa nhiễm trùng giun kim?
- Nâng cao ý thức vệ sinh bảo vệ môi trường không bị nhiễm phân, đặc biệt là nền nhà, giường chiếu và quần áo trẻ em.
- Thực hiện ăn chín uống sôi.
- Vệ sinh cá nhân tốt như cắt ngắn móng tay, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không để trẻ mặc quần hở đũng, rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày bằng xà phòng vào các buổi sáng.
- Những đối tượng có nguy cơ cao: tẩy giun định, nhất là cho trẻ em độ tuổi từ 2-12, tẩy giun 2 lần/ năm.
Theo Khám phá