Chân dung Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Sáng 26/7, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, với 100% ĐBQH có mặt tán thành, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc chính thức giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII) và là đại biểu đại biểu Quốc hội 4 khóa (XI, XII, XIV, XV).

Ông Nguyễn Xuân Phúc sinh năm 1954, quê ở huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương 4 khóa (X, XI, XII, XIII); Ủy viên Bộ Chính trị 3 khóa (XI, XII, XIII) và là đại biểu đại biểu Quốc hội 4 khóa (XI, XII, XIV, XV).

Từ cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ông trở thành Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ 1993 đến 1996, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Từ cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, ông trở thành Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ 1993 đến 1996, ông làm Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu du lịch Furama Đà Nẵng; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Nhiệm kỳ tiếp đó, ông là Phó chủ tịch rồi Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam. Từ 2001 đến 2006, ông Phúc giữ cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; đại biểu Quốc hội khóa Xl; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam.

Nhiệm kỳ tiếp đó, ông là Phó chủ tịch rồi Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh kiêm Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam. Từ 2001 đến 2006, ông Phúc giữ cương vị Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; đại biểu Quốc hội khóa Xl; Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam.

Trong con đường sự nghiệp, ông có giai đoạn ngắn (3/2006-5/2006) giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Từ 2007, ông Phúc chuyển sang giữ cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.

Trong con đường sự nghiệp, ông có giai đoạn ngắn (3/2006-5/2006) giữ chức Phó tổng Thanh tra Chính phủ. Từ 2007, ông Phúc chuyển sang giữ cương vị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.

Từ 2011 đến 2016, ông lần lượt được bầu vào Bộ Chính trị khóa XI và khóa XII, giữ chức Phó thủ tướng… Tháng 4/2016, Quốc hội khóa XIII tín nhiệm bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.

Từ 2011 đến 2016, ông lần lượt được bầu vào Bộ Chính trị khóa XI và khóa XII, giữ chức Phó thủ tướng… Tháng 4/2016, Quốc hội khóa XIII tín nhiệm bầu ông Nguyễn Xuân Phúc giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016, kế nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng.

Ba tháng sau, Quốc hội khóa XIV tiếp tục quy trình kiện toàn nhân sự, bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

Ba tháng sau, Quốc hội khóa XIV tiếp tục quy trình kiện toàn nhân sự, bầu ông Nguyễn Xuân Phúc làm Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

Tại Đại hội Đảng XIII diễn ra hồi tháng 1/2021, ông Phúc tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và được bầu vào Bộ Chính trị.

Tại Đại hội Đảng XIII diễn ra hồi tháng 1/2021, ông Phúc tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và được bầu vào Bộ Chính trị.

Sáng 26/7, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu thông qua danh sách bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 484/484 đại biểu có mặt tán thành đã thông qua danh sách đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sáng 26/7, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu thông qua danh sách bầu Chủ tịch nước. Theo đó, 484/484 đại biểu có mặt tán thành đã thông qua danh sách đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc để bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước CHXHCNVN xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ: “Dưới cờ đỏ sao vàng thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội và đồng bào cử tri cả nước, tôi, Chủ tịch nước CHXHCNVN xin tuyên thệ: Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam; ra sức công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó".

Video: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ

Hiểu Lam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/xa-hoi/chan-dung-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-1567721.html