Chế độ ăn cho người bị chấn thương lách (vỡ lách)

Lách rất quan trọng để lọc máu và hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tiêu hóa. Khi bị chấn thương lách ngoài việc điều trị thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng phục hồi tình trạng bệnh.

NỘI DUNG

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị chấn thương lách

2. Các chất dinh dưỡng bổ sung sức khỏe cho người bị chấn thương lách

3. Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị chấn thương lách

Chấn thương lách (vỡ lách) là một chấn thương bụng nguy hiểm, có thể gây chảy máu ồ ạt trong ổ bụng, bệnh nhân luôn đối mặt với nguy cơ sốc mất máu nhanh chóng, nguy hiểm cho tính mạng. Tùy thuộc vào kích thước của vết vỡ, một lượng lớn chảy máu trong có thể xảy ra. Người bị chấn thương lách nên cân nhắc thực hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống của mình để giảm nguy cơ biến chứng và khó chịu khi lành vết thương sau phẫu thuật.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bị chấn thương lách

Người bị chấn thương lách nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, năng lượng để giúp cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng.

Người bị chấn thương lách nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, năng lượng để giúp cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không có một công thức chung trong việc xây dựng chế độ ăn của người vỡ lách hoặc sau phẫu thuật vỡ lách. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, năng lượng để giúp cải thiện hệ miễn dịch, đồng thời giúp cơ thể giảm được nguy cơ bị nhiễm trùng. Các thực phẩm loãng, dễ tiêu, bổ sung nhiều chất xơ từ trái cây tươi, hoa quả, ngũ cốc nên được đưa vào chế ăn của người mổ lách để đảm bảo phục hồi sức khỏe được nhanh chóng.

2. Các chất dinh dưỡng bổ sung sức khỏe cho người bị chấn thương lách

Vitamin B12

Cơ thể cần vitamin B12 để sản xuất hồng cầu, chức năng thần kinh và tổng hợp DNA. Nếu mức B12 của quá thấp, cơ thể sẽ bắt đầu tạo ra các tế bào hồng cầu bất thường. Các tế bào hồng cầu bị tổn thương sẽ tích tụ bên trong lách và khiến cơ quan này phải làm việc quá sức. Hỗ trợ mức B12 giúp máu và lách khỏe mạnh.

Vitamin C

Là chất tăng cường miễn dịch, vitamin C cho phép cơ thể hấp thụ chất sắt, giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu Khi bị vỡ lách, nguy cơ nhiễm trùng tăng lên và lượng bạch cầu và hồng cầu giảm. Mặc dù vitamin C được tìm thấy trong trái cây họ cam quýt và rau lá xanh nhưng việc bổ sung vitamin C có thể giúp nhận được nhiều hơn mức khuyến nghị 75 đến 90mg mỗi ngày.

Sắt

Thường được tìm thấy trong các chất bổ sung sức khỏe lách, sắt rất quan trọng để sản xuất huyết sắc tố và tiếp tục vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu đi khắp cơ thể.

Vitamin A

Vitamin A giúp cơ thể phát triển xương, phân chia tế bào, phát triển răng và hơn thế nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng vitamin A. Quá nhiều có thể gây tổn thương cho lách sẽ xảy ra tình trạng chảy máu trong đe dọa tính mạng.

Protein

Các protein như cá, thịt gia cầm, sữa, các loại hạt, các loại đậu… chứa các acid amin mà cơ thể sử dụng để tổng hợp hormone, enzyme và kháng thể mà cơ thể sử dụng để chống nhiễm trùng, duy trì sức mạnh cơ, xương cũng như sức khỏe tế bào và mô tối ưu.

Chất béo lành mạnh

Chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn giúp tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng và năng lượng cho chức năng tế bào và thần kinh thích hợp. Những chất béo lành mạnh này cũng rất cần thiết để kiểm soát tình trạng viêm, đông máu thích hợp và chức năng cơ bắp.

3. Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị chấn thương lách

Thực phẩm nên ăn

Cá hồi tốt cho người bị chấn thương lách .

Cá hồi tốt cho người bị chấn thương lách .

Bằng cách kết hợp các loại thực phẩm thân thiện với lách và ăn uống theo cách làm giảm mức độ hoạt động của lách. Nấu chín kỹ thức ăn giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và nhanh hơn, khiến lách ít phải làm việc hơn.

Protein: Một lượng protein tốt trong chế độ ăn uống như thịt gà, cá hoặc trứng… sẽ giúp lách tiêu hóa tốt. Nó cũng giúp dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm tiêu thụ để tăng cường và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Kết hợp các nguồn thực phẩm màu vàng như lòng đỏ trứng, dưa đỏ, bí và đậu nành vào chế độ ăn uống vì những thực phẩm này hỗ trợ tiêu hóa và rất giàu vitamin C.

Các loại rau: Bao gồm rau lá xanh, bông cải xanh, ớt và măng tây, chứa chất xơ, chất dinh dưỡng và vitamin hỗ trợ tiêu hóa. Những thực phẩm này chứa ít chất béo và calo không tốt cho sức khỏe, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, rối loạn về mắt, hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu, hoạt động trao đổi chất và sức khỏe tổng thể.

Các loại trái cây: Chuối, trái cây họ cam quýt, quả mọng và táo giàu vitamin, khoáng chất và enzyme bởi không chỉ giải độc cơ thể mà còn cải thiện chức năng lách hiệu quả. Bên cạnh đó, có sự bổ sung kịp thời những loại thực phẩm trên sẽ hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch

Cá béo: Cá hồi, cá thu, cá bơn và cá mòi rất giàu acid béo omega-3, chất béo không bão hòa lành mạnh có thể làm giảm viêm trong cơ thể, giúp lách tự làm sạch. Các loại thực phẩm khác có chứa acid béo omega-3 bao gồm hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, đậu nành, dầu đậu nành, hạt bí ngô, dầu hạt bí ngô, quả óc chó và dầu quả óc chó.

Ngũ cốc: Quinoa, yến mạch, lúa mạch, gạo lứt… chứa hỗn hợp tốt các khoáng chất (selen, magie, sắt,…) vitamin B và chất xơ giúp giảm nguy cơ rối loạn sức khỏe mãn tính và tình trạng viêm.

Thực phẩm cần hạn chế hoặc loại bỏ khi bị chấn thương lách

Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho người bị chấn thương lách.

Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho người bị chấn thương lách.

Đồ uống có hàm lượng fructose và đường cao, bao gồm đồ uống có gas và soda, sữa lắc, nước tăng lực, cà phê.
Protein động vật đã qua chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, thịt hộp, xúc xích và những loại có hàm lượng nitrat cao.
Đồ ăn nhẹ có hàm lượng natri cao: bánh quy, khoai tây chiên, bánh quy giòn...
Các thực phẩm chứa nhiều đường như kem, bánh ngọt, bánh quy, kẹo.
Các bữa ăn chế biến sẵn và có hàm lượng chuyển hóa cao, bao gồm đồ chiên, bánh mì kẹp thịt, pizza...
Uống rượu làm tổn thương gan. Tổn thương phát triển do sẹo gan quá mức được gọi là xơ gan. Xơ gan là nguyên nhân gây ra các vấn đề không tốt cho sức khỏe của lách.

Lời khuyên về chế độ ăn kiêng cắt bỏ lách

Bệnh nhân cắt bỏ lách sau phẫu thuật nên cân nhắc thực hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống của mình để giảm nguy cơ biến chứng và khó chịu giai đoạn lành vết thương sau phẫu thuật.

Giảm khẩu phần ăn mỗi bữa nhưng ăn thường xuyên hơn trong ngày để ngăn ngừa đầy hơi và khó chịu ở đường tiêu hóa. Từ từ tăng khẩu phần bữa ăn đồng thời giảm tần suất tiêu thụ khi cần thiết để ngăn chặn cảm giác thèm ăn.

Ăn thực phẩm nhạt và ít chất béo, chẳng hạn như nước sốt táo, cơm, bánh mì nướng và thạch/gelatin có hương vị trong vài ngày đầu sau khi cắt bỏ lách. Chúng dễ tiêu hóa và ngăn ngừa buồn nôn cũng như khó chịu ở dạ dày khi cơ thể hồi phục và chức năng tiêu hóa cũng như ruột hoạt động trở lại và cải thiện.

Tăng lượng chất lỏng để ngăn ngừa mất nước. Nước và các chất lỏng trong suốt khác giúp ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm nguy cơ táo bón và khả năng chữa lành vết thương.

Uống bổ sung sắt và chất xơ hoặc thuốc làm mềm phân để tránh căng thẳng và khó chịu ở bụng khi đi tiêu.

BS. Phan Giang

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-cho-nguoi-bi-chan-thuong-lach-vo-lach-169240920151952765.htm