Chen chân xem linh vật rồng Đà Nẵng 'phun nước, phun lửa'

Cứ đều đặn mỗi đêm, người dân và du khách lại tập trung ở đường hoa Tết Đà Nẵng để chờ đợi khoảnh khắc linh vật rồng 'phun lửa, phun nước' theo điệu nhạc.

Những ngày này, cứ khoảng 7 - 8h tối, đường hoa Tết Đà Nẵng (dọc đường Bạch Đằng, quận Hải Châu) lại tấp nập người dân và du khách để chiêm ngưỡng và check - in với các linh vật rồng độc đáo. Đặc biệt, nơi đặt linh vật rồng có thể "phun nước, phun lửa" phía bờ tây cầu Rồng lúc nào cũng đông người chen chân.

Những ngày này, cứ khoảng 7 - 8h tối, đường hoa Tết Đà Nẵng (dọc đường Bạch Đằng, quận Hải Châu) lại tấp nập người dân và du khách để chiêm ngưỡng và check - in với các linh vật rồng độc đáo. Đặc biệt, nơi đặt linh vật rồng có thể "phun nước, phun lửa" phía bờ tây cầu Rồng lúc nào cũng đông người chen chân.

Dù khu vực này vẫn dựng rào chắn để tiếp tục thi công hoàn thiện nhưng người dân, đặc biệt là các em nhỏ vẫn kiên nhẫn xếp hàng phía ngoài rào chắn để chờ đợi chú rồng bắt đầu lắc lư và "phun nước, phun lửa".

Dù khu vực này vẫn dựng rào chắn để tiếp tục thi công hoàn thiện nhưng người dân, đặc biệt là các em nhỏ vẫn kiên nhẫn xếp hàng phía ngoài rào chắn để chờ đợi chú rồng bắt đầu lắc lư và "phun nước, phun lửa".

Linh vật rồng này được lấy cảm hứng từ kiến trúc của Cầu Rồng - một trong những cây cầu biểu tượng của Đà Nẵng với màu vàng đặc trưng và thiết kế khớp nối độc đáo.

Linh vật rồng này được lấy cảm hứng từ kiến trúc của Cầu Rồng - một trong những cây cầu biểu tượng của Đà Nẵng với màu vàng đặc trưng và thiết kế khớp nối độc đáo.

Dọc thân rồng được bố trí đèn led để phát sáng vào ban đêm. Linh vật được bố trí trong cụm tiểu cảnh với những chậu cúc mâm xôi vàng rực, biểu tượng sóng biển xung quanh bụng rồng và hệ thống đèn chiếu.

Dọc thân rồng được bố trí đèn led để phát sáng vào ban đêm. Linh vật được bố trí trong cụm tiểu cảnh với những chậu cúc mâm xôi vàng rực, biểu tượng sóng biển xung quanh bụng rồng và hệ thống đèn chiếu.

Suốt quá trình "phun nước, phun lửa", đầu rồng có thể lắc lư lên xuống, sang trái - sang phải theo điệu nhạc. Bên cạnh đó, bong bóng xà phòng được thổi từ phía dưới lên tạo khung cảnh lãng mạn, huyền ảo.

Suốt quá trình "phun nước, phun lửa", đầu rồng có thể lắc lư lên xuống, sang trái - sang phải theo điệu nhạc. Bên cạnh đó, bong bóng xà phòng được thổi từ phía dưới lên tạo khung cảnh lãng mạn, huyền ảo.

Hiệu ứng "phun lửa, phun nước" được tạo ra bởi hơi nước và hệ thống đèn đổi màu được lắp trong miệng rồng. Hiệu ứng phun nước được tạo ra bởi ánh đèn sáng trắng.

Hiệu ứng "phun lửa, phun nước" được tạo ra bởi hơi nước và hệ thống đèn đổi màu được lắp trong miệng rồng. Hiệu ứng phun nước được tạo ra bởi ánh đèn sáng trắng.

Hiệu ứng phun lửa được tạo ra bởi hơi nước kết hợp ánh sáng màu đỏ rực.

Hiệu ứng phun lửa được tạo ra bởi hơi nước kết hợp ánh sáng màu đỏ rực.

Những hiệu ứng đặc biệt này được lấy cảm hứng từ hoạt động phun nước, phun lửa vào 21h mỗi tối cuối tuần để phục vụ người dân và du khách tại Cầu Rồng. Từ khi "xuống phố", linh vật "rồng con" này đã hot rần rần trên mạng xã hội và được đánh giá là linh vật Tết Giáp Thìn có thiết kế độc đáo nhất nhì năm nay.

Những hiệu ứng đặc biệt này được lấy cảm hứng từ hoạt động phun nước, phun lửa vào 21h mỗi tối cuối tuần để phục vụ người dân và du khách tại Cầu Rồng. Từ khi "xuống phố", linh vật "rồng con" này đã hot rần rần trên mạng xã hội và được đánh giá là linh vật Tết Giáp Thìn có thiết kế độc đáo nhất nhì năm nay.

Linh vật rồng huyền ảo, lấp ló sau làn khói nhiều màu sắc, phía sau chính là Cầu Rồng - cây cầu biểu tượng của Đà Nẵng. Nhiều người dân và du khách sẵn sàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ để ghi lại những khoảnh khắc độc đáo này.

Linh vật rồng huyền ảo, lấp ló sau làn khói nhiều màu sắc, phía sau chính là Cầu Rồng - cây cầu biểu tượng của Đà Nẵng. Nhiều người dân và du khách sẵn sàng chờ đợi cả tiếng đồng hồ để ghi lại những khoảnh khắc độc đáo này.

Vừa từ TP. Hồ Chí Minh về quê đón Tết, chị Đinh Thị Anh Thư (31 tuổi, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã hẹn bạn bè đến đường hoa để xem linh vật rồng "có một không hai" này. "Mấy ngày nay, cứ thấy hình ảnh và video trên facebook, tôi rất háo hức và chộn rộn nên về là phải ghé qua ngay. Vào những ngày Tết, tôi sẽ càng phấn khích hơn nữa nếu được thấy rồng lớn và rồng bé cùng nhau phun nước, phun lửa", chị Thư nói.

Vừa từ TP. Hồ Chí Minh về quê đón Tết, chị Đinh Thị Anh Thư (31 tuổi, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã hẹn bạn bè đến đường hoa để xem linh vật rồng "có một không hai" này. "Mấy ngày nay, cứ thấy hình ảnh và video trên facebook, tôi rất háo hức và chộn rộn nên về là phải ghé qua ngay. Vào những ngày Tết, tôi sẽ càng phấn khích hơn nữa nếu được thấy rồng lớn và rồng bé cùng nhau phun nước, phun lửa", chị Thư nói.

Hiện, các hạng mục của đường hoa Đà Nẵng đã hoàn thiện, lên đèn lung linh sẵn sàng phục vụ người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Hiện, các hạng mục của đường hoa Đà Nẵng đã hoàn thiện, lên đèn lung linh sẵn sàng phục vụ người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Đường hoa Tết Đà Nẵng sẽ mở cửa phục vụ người dân từ ngày 8/2 (nhằm ngày 28 tháng Chạp âm lịch). Dự kiến, trong dịp Tết Nguyên đán, khu vực này sẽ thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, du Xuân và chụp ảnh check-in với các tiểu cảnh và hàng chục linh vật rồng lớn nhỏ.

Đường hoa Tết Đà Nẵng sẽ mở cửa phục vụ người dân từ ngày 8/2 (nhằm ngày 28 tháng Chạp âm lịch). Dự kiến, trong dịp Tết Nguyên đán, khu vực này sẽ thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến tham quan, du Xuân và chụp ảnh check-in với các tiểu cảnh và hàng chục linh vật rồng lớn nhỏ.

Giang Thanh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/chen-chan-xem-linh-vat-rong-da-nang-phun-nuoc-phun-lua-post1610817.tpo