Chiếc răng sữa 48.000 năm tuổi nằm vắt vẻo trên đồi
Các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi tìm thấy chiếc răng sữa thuộc về đứa trẻ 11-12 tuổi sống cách thời chúng ta 48.000 tuổi ở châu Âu.
Một cuộc khám phá tình cờ mở ra một thời kỳ chúng ta dù có dành cả đời tìm hiểu cũng không thể đủ.
Các nhà nghiên cứu tại đại học Bologna và đại học Ferrara vô tình phát hiện 1 chiếc răng sữa 45.000 - 48.000 năm tuổi gần Riparo del Broion, cụm đồi Berici, Veneto.
"Bằng công nghệ ảo để phân tích hình dạng, bộ gene, quá trình hóa thạch và tính phóng xạ của chiếc răng, chúng tôi xác định rằng nó thuộc về một đứa trẻ. Đứa trẻ khoảng 11 – 12 tuổi này cũng là một trong những người Neanderthal cuối cùng ở miền Bắc Italy", Matteo Romandini chia sẻ câu chuyện.
"Chiếc răng nhỏ này đặc biệt quan trọng. Khi đứa trẻ sống ở Veneto mất răng, các cộng đồng người Homo Sapiens đã xuất hiện tại Bulgaria, nơi cách đó cả nghìn km", Stefano Benazzi, giáo sư Đại học Bologna, cho biết.
Chủ nhân chiếc răng ở Veneto là họ hàng của nhóm người Neanderthal từng sống ở Bỉ. Điều này biến địa điểm khảo cổ ở Veneto trở thành khu vực quan trọng giúp giới khoa học hiểu thêm về quá trình người Neanderthal dần tuyệt chủng ở châu Âu.
Người Neanderthals tinh vi hơn so với hiểu biết của chúng ta về họ trước đây. Người Neanderthals đã sử dụng hang Shanidar làm nơi tưởng niệm và chôn cất người chết, thì điều đó sẽ là bằng chứng cho một nền văn hóa phức tạp.
Người Neanderthals xuất hiện sớm hơn người tinh khôn Homo sapiens chúng ta (còn gọi là người hiện đại) khoảng 500.000 năm. Họ được cho là loài người cổ giống với chúng ta nhất, có thể hình tốt, là những thợ săn dũng mãnh.
Người Neanderthals từng gặp gỡ người tinh khôn và có những cuộc hôn phối dị chủng, để lại dấu vết sinh học trong DNA của nhiều người châu Âu hiện đại.
Nguyên Anh (Nguồn The Guardian)