Một hiện tượng bất thường đã thu hút rất nhiều khách du lịch đến với cao nguyên ở vùng Almaty của Kazakhstan.
Ở giữa cao nguyên tuyết phủ là một ngọn núi lửa băng cao 14 mét liên tục phun ra nước khiến nước biến thành băng gần như ngay lập tức.
Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.
Tuy nhiên, nhờ cấu trúc độc đáo mà ngọn núi lửa băng trông giống như một ngọn núi lửa thu nhỏ, chỉ thay vì dung nham nóng, nó phun ra nước.
Cảnh tượng này được cư dân mạng săn tìm những hình ảnh đặc biệt để đăng bài trên trang mạng xã hội cá nhân của họ.
Có thông tin cho rằng, ngọn núi lửa băng là kết quả của một con suối ngầm phun nước quanh năm. Vào mùa hè, nó tạo ra một thảm thực vật xanh tươi kéo dài hàng chục mét xung quanh nó.
Nhưng vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, nước đóng băng tạo ra hình nón núi lửa băng. Nó tiếp tục phun nước ra xung quanh, tạo ra một sân băng tự nhiên.
Núi lửa băng cách thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan, trước đây là Astana, bốn giờ đi xe. Do đó, một số đã lái xe trong vài giờ chỉ để tận mắt chứng kiến sự hình thành tự nhiên kỳ lạ .
Người dân địa phương cho biết đây là năm đầu tiên núi lửa phun nước, những năm trước chỉ có một hình nón băng nhỏ hơn và rỗng.
Những bức ảnh và video về núi lửa băng ở Almaty gần đây đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút một lượng lớn du khách đến những thảo nguyên cằn cỗi này để chiêm ngưỡng.
Cấu trúc độc đáo trông giống như một ngọn núi lửa thu nhỏ nhưng thay vì nham thạch nóng, nó phun ra nước.
Thùy Dung