Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa 400 tuổi tại Bình Dương

Chùa Châu Thới (tỉnh Bình Dương) là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất ở vùng Đông Nam Bộ, với lối kiến trúc cổ kính cùng vị trí độc đáo.

Chùa Châu Thới tọa lạc trên núi Châu Thới (cao 82m) thuộc phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.

Chùa Châu Thới tọa lạc trên núi Châu Thới (cao 82m) thuộc phường Bình An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là một trong những ngôi chùa cổ xưa nhất tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.

Không chỉ với nét kiến trúc tinh xảo, chùa Châu Thới còn là nơi có phong cảnh rất đẹp, xung quanh được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ và dòng nước trong xanh.

Không chỉ với nét kiến trúc tinh xảo, chùa Châu Thới còn là nơi có phong cảnh rất đẹp, xung quanh được bao bọc bởi rừng cây cổ thụ và dòng nước trong xanh.

Đường lên chùa có hai lối đi, có thể leo 220 bậc thang để lên chùa hoặc theo con đường nhựa dành cho xe máy và xe ô tô.

Đường lên chùa có hai lối đi, có thể leo 220 bậc thang để lên chùa hoặc theo con đường nhựa dành cho xe máy và xe ô tô.

Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Bình Dương, trên đỉnh núi Châu Thới có một ngôi chùa được xây dựng từ năm 1612. Trải qua hơn 400 năm, chùa Châu Thới đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

Theo tài liệu của Bảo tàng tỉnh Bình Dương, trên đỉnh núi Châu Thới có một ngôi chùa được xây dựng từ năm 1612. Trải qua hơn 400 năm, chùa Châu Thới đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần.

Chùa Châu Thới là một quần thể vô cùng đa dạng, phong phú về mặt kiến trúc và tâm linh. Chùa gồm các khu: ngôi chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Chùa Châu Thới là một quần thể vô cùng đa dạng, phong phú về mặt kiến trúc và tâm linh. Chùa gồm các khu: ngôi chánh điện, điện thờ Ngũ Hành Nương Nương, Thiên Thủ Thiên Nhãn, Diêu Trì Kim Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu và điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Trên đỉnh mái có 9 con rồng hướng ra nhiều phía khác nhau, mặt tiền cũng được ghép gốm, sứ với tạo hình tứ linh, thủ quyền, Đức Phật đản sinh.

Trên đỉnh mái có 9 con rồng hướng ra nhiều phía khác nhau, mặt tiền cũng được ghép gốm, sứ với tạo hình tứ linh, thủ quyền, Đức Phật đản sinh.

 Điểm nổi bật trong lối kiến trúc của chùa là sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, đắp các bức tranh mô tả sự tích của nhà Phật rất công phu.

Điểm nổi bật trong lối kiến trúc của chùa là sử dụng các mảnh gốm sứ để trang trí, đắp các bức tranh mô tả sự tích của nhà Phật rất công phu.

Ngôi chùa còn gây ấn tượng với kiến trúc độc đáo khi sử dụng các mảnh gốm sứ để tạo hình 2 con rồng dài hơn chục mét ở đầu đao của mái chùa.

Ngôi chùa còn gây ấn tượng với kiến trúc độc đáo khi sử dụng các mảnh gốm sứ để tạo hình 2 con rồng dài hơn chục mét ở đầu đao của mái chùa.

Chùa Châu Thới không chỉ là điểm đến tâm linh của người dân, đây còn là nơi nhiều du khách tìm đến ngắm cảnh và hòa mình vào bầu không khí yên bình, thanh tịnh giữa núi đồi.

Chùa Châu Thới không chỉ là điểm đến tâm linh của người dân, đây còn là nơi nhiều du khách tìm đến ngắm cảnh và hòa mình vào bầu không khí yên bình, thanh tịnh giữa núi đồi.

 Hiện chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị. Ngày 21/4/1989, chùa được công nhận là Di tích – Danh thắng cấp quốc gia.

Hiện chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị. Ngày 21/4/1989, chùa được công nhận là Di tích – Danh thắng cấp quốc gia.

Phương Ngân

Nguồn PetroTimes: https://petrotimes.vn/chiem-nguong-ve-dep-co-kinh-cua-ngoi-chua-400-tuoi-tai-binh-duong-717646.html