Chiến dịch trộm trực thăng Liên Xô của CIA tinh vi thế nào?

Mi-25 Hind-D là mẫu trực thăng Liên Xô khiến nhiều nước trên thế giới quan tâm, bao gồm Mỹ. Vào năm 1987, CIA triển khai chiến dịch bí mật nhằm đánh cắp một chiếc Mi-24 nằm ở Cộng hòa Chad.

Chiến dịch đánh cắp trực thăng Liên Xô Mi-25 Hind-D được đánh giá là một trong những chiến dịch táo bạo nhất mà CIA từng thực hiện. Theo các tài liệu được công bố, vào những năm 1980, Liên Xô có quan hệ ngoại giao thân thiết với một số quốc gia châu Á và châu Phi.

Chiến dịch đánh cắp trực thăng Liên Xô Mi-25 Hind-D được đánh giá là một trong những chiến dịch táo bạo nhất mà CIA từng thực hiện. Theo các tài liệu được công bố, vào những năm 1980, Liên Xô có quan hệ ngoại giao thân thiết với một số quốc gia châu Á và châu Phi.

Do đó, chính quyền Moscow cung cấp cho những nước này một số trang thiết bị quân sự. Libya là một trong số những quốc gia có quan hệ thân thiết với Liên Xô. Vì vây, một số máy bay của Liên Xô như MiG và Sukhoi được chính quyền Moscow bán cho.

Do đó, chính quyền Moscow cung cấp cho những nước này một số trang thiết bị quân sự. Libya là một trong số những quốc gia có quan hệ thân thiết với Liên Xô. Vì vây, một số máy bay của Liên Xô như MiG và Sukhoi được chính quyền Moscow bán cho.

Đặc biệt, Liên Xô còn bán cho Libya một số trực thăng tấn công Mil Mi-25 - phiên bản xuất khẩu của Mi-24 Hind D. Vào thời điểm ấy, mẫu trực thăng này khiến nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ quan tâm. Nguyên do là bởi Mi-24 Hind D có nhiều ưu điểm nổi trội so với các mẫu trực thăng khác.

Đặc biệt, Liên Xô còn bán cho Libya một số trực thăng tấn công Mil Mi-25 - phiên bản xuất khẩu của Mi-24 Hind D. Vào thời điểm ấy, mẫu trực thăng này khiến nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ quan tâm. Nguyên do là bởi Mi-24 Hind D có nhiều ưu điểm nổi trội so với các mẫu trực thăng khác.

Theo thiết kế, Mi-24 Hind D có thể chở theo 8 binh lính trong khoang phía sau. Phương tiện này có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công và chở quân. Với loại trực thăng này, Liên Xô có thể vừa chở quân đến chiến trường vừa có thể bay lên cao làm nhiệm vụ yểm trợ hoàn hảo. Chính vì vậy, CIA muốn tìm hiểu chi tiết về trực thăng chiến đấu Mi-24 Hind D do Liên Xô sản xuất.

Theo thiết kế, Mi-24 Hind D có thể chở theo 8 binh lính trong khoang phía sau. Phương tiện này có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công và chở quân. Với loại trực thăng này, Liên Xô có thể vừa chở quân đến chiến trường vừa có thể bay lên cao làm nhiệm vụ yểm trợ hoàn hảo. Chính vì vậy, CIA muốn tìm hiểu chi tiết về trực thăng chiến đấu Mi-24 Hind D do Liên Xô sản xuất.

Vậy nên, CIA tìm cách tiếp cận Mi-24 Hind D. Thông qua mạng lưới tình báo, CIA biết được một trực thăng Mi-24 Hind D mà Liên Xô viện trợ cho Libya mắc kẹt tại sa mạc ở lãnh thổ Cộng hòa Chad (một quốc gia ở Trung Phi).

Vậy nên, CIA tìm cách tiếp cận Mi-24 Hind D. Thông qua mạng lưới tình báo, CIA biết được một trực thăng Mi-24 Hind D mà Liên Xô viện trợ cho Libya mắc kẹt tại sa mạc ở lãnh thổ Cộng hòa Chad (một quốc gia ở Trung Phi).

Do đó, CIA bí mật liên hệ với chính phủ Cộng hòa Chad để có thể thuận lợi tiếp cận trực thăng Mi-24 Hind D một cách lặng lẽ không để quân Lybia phát giác. Để đảm bảo tính bí mật, CIA đặt tên cho chiến dịch đánh cắp trực thăng Mi-24 Hind D với mật danh Mount Hope III.

Do đó, CIA bí mật liên hệ với chính phủ Cộng hòa Chad để có thể thuận lợi tiếp cận trực thăng Mi-24 Hind D một cách lặng lẽ không để quân Lybia phát giác. Để đảm bảo tính bí mật, CIA đặt tên cho chiến dịch đánh cắp trực thăng Mi-24 Hind D với mật danh Mount Hope III.

Trung đoàn không vận đặc biệt số 160, đơn vị có biệt danh Night Stalkers (những kẻ săn đêm) được CIA tin tưởng lựa chọn thực hiện nhiệm vụ táo bạo này.

Trung đoàn không vận đặc biệt số 160, đơn vị có biệt danh Night Stalkers (những kẻ săn đêm) được CIA tin tưởng lựa chọn thực hiện nhiệm vụ táo bạo này.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, các thành viên đơn vị Night Stalkers luyện tập mô phỏng với trực thăng vận tải CH-47 Chinook nhằm không gặp bất cứ sự cố nào khi đánh cắp Mi-24 Hind D.

Trước khi thực hiện nhiệm vụ, các thành viên đơn vị Night Stalkers luyện tập mô phỏng với trực thăng vận tải CH-47 Chinook nhằm không gặp bất cứ sự cố nào khi đánh cắp Mi-24 Hind D.

Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, ngày 21/5/1987, đơn vị Night Stalkers được đưa đến sân bay Ndjamena, miền Nam Chad. Tối ngày 11/6, các thành viên trong đơn vị lên 2 trực thăng CH-47 để thực hiện nhiệm vụ. Khi bay tới nơi, họ bí mật tháo cánh và đuôi của trực thăng tấn công Mi-24 Hind D. Sau đó, một trực thăng CH-47 kéo theo phần còn lại của chiếc Mi-25 mang đi.

Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, ngày 21/5/1987, đơn vị Night Stalkers được đưa đến sân bay Ndjamena, miền Nam Chad. Tối ngày 11/6, các thành viên trong đơn vị lên 2 trực thăng CH-47 để thực hiện nhiệm vụ. Khi bay tới nơi, họ bí mật tháo cánh và đuôi của trực thăng tấn công Mi-24 Hind D. Sau đó, một trực thăng CH-47 kéo theo phần còn lại của chiếc Mi-25 mang đi.

Chiến dịch đánh cắp trực thăng Mi-24 Hind D của CIA diễn ra thành công mà không bị quân đội Libya đóng quân gần đó phát hiện. Sau khi đưa về Mỹ, các chuyên gia, nhà khoa học "mổ xẻ" mẫu máy bay của Liên Xô để nghiên cứu các ưu - nhược điểm.

Chiến dịch đánh cắp trực thăng Mi-24 Hind D của CIA diễn ra thành công mà không bị quân đội Libya đóng quân gần đó phát hiện. Sau khi đưa về Mỹ, các chuyên gia, nhà khoa học "mổ xẻ" mẫu máy bay của Liên Xô để nghiên cứu các ưu - nhược điểm.

Mời độc giả xem video: Trực thăng Apache, mãnh thú của Lục quân Hoa Kỳ. Nguồn: QPVN.

Tâm Anh (theo WAM)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/chien-dich-trom-truc-thang-lien-xo-cua-cia-tinh-vi-the-nao-1572400.html