Chiến hạm LCS Mỹ diệt gọn mục tiêu bằng tên lửa NSM từ khoảng cách không tưởng

Chiến hạm LCS của Hải quân Mỹ vừa diệt thành công mục tiêu trên biển bằng tên lửa chống hạm tàng hình nhập ngoại.

Vụ tấn công nằm trong khôn khổ chương trình thử nghiệm vũ khí mới do General Dynamics Mission Systems, một công ty con của General Dynamics phối hợp với Hải quân Mỹ thực hiện hồi cuối năm 2019 nhưng đến nay thông tin mới được công bố.

Vụ tấn công nằm trong khôn khổ chương trình thử nghiệm vũ khí mới do General Dynamics Mission Systems, một công ty con của General Dynamics phối hợp với Hải quân Mỹ thực hiện hồi cuối năm 2019 nhưng đến nay thông tin mới được công bố.

 Không có nhiều thông tin về vụ bắn nhưng Hải quân Mỹ tiết lộ, tên lửa chống hạm tàng hình NSM do Na Uy phát triển được phóng từ chiến hạm LCS đã tiêu diệt thành công mục tiêu giả định ở khoảng cách lên tới gần 200km.

Không có nhiều thông tin về vụ bắn nhưng Hải quân Mỹ tiết lộ, tên lửa chống hạm tàng hình NSM do Na Uy phát triển được phóng từ chiến hạm LCS đã tiêu diệt thành công mục tiêu giả định ở khoảng cách lên tới gần 200km.

 NSM là giải pháp tiếp theo được lựa chọn tích hợp lên dòng chiến hạm tối tân thế hệ mới của Mỹ sau khi chương trình trang bị tên lửa chống hạm huyền thoại Harpoon của Mỹ lên tàu LCS đã thất bại sau nhiều cuộc thử nghiệm.

NSM là giải pháp tiếp theo được lựa chọn tích hợp lên dòng chiến hạm tối tân thế hệ mới của Mỹ sau khi chương trình trang bị tên lửa chống hạm huyền thoại Harpoon của Mỹ lên tàu LCS đã thất bại sau nhiều cuộc thử nghiệm.

 Octavio Babuca, người phụ trách phát triển kinh doanh tên lửa NSM cho biết, NSM được thiết kế để đánh bại các vũ khí phòng thủ này nhờ khả năng cơ động nhanh giúp nó tránh bị đánh chặn và tiếp tục tấn công mục tiêu.

Octavio Babuca, người phụ trách phát triển kinh doanh tên lửa NSM cho biết, NSM được thiết kế để đánh bại các vũ khí phòng thủ này nhờ khả năng cơ động nhanh giúp nó tránh bị đánh chặn và tiếp tục tấn công mục tiêu.

 Vũ khí này được thiết kế cấu hình tàng hình để tránh bị các hệ thống radar trên tàu địch phát hiện và sử dụng cơ chế bay lướt sát mặt biển hơn bất kỳ tên lửa nào hiện nay.

Vũ khí này được thiết kế cấu hình tàng hình để tránh bị các hệ thống radar trên tàu địch phát hiện và sử dụng cơ chế bay lướt sát mặt biển hơn bất kỳ tên lửa nào hiện nay.

 "Nó được thiết kế để đối phó các hệ thống CIWS tối tân. Tên lửa NSM là một vũ khí có tốc độ hành trình cận âm có khả năng bay vòng chuyển hướng. Khi chuyển hướng, đầu dò ảnh hồng ngoại của nó vẫn được duy trì nằm ngang ổn định và bám bắt mục tiêu", Công ty Kongsberg tuyên bố.

"Nó được thiết kế để đối phó các hệ thống CIWS tối tân. Tên lửa NSM là một vũ khí có tốc độ hành trình cận âm có khả năng bay vòng chuyển hướng. Khi chuyển hướng, đầu dò ảnh hồng ngoại của nó vẫn được duy trì nằm ngang ổn định và bám bắt mục tiêu", Công ty Kongsberg tuyên bố.

 Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, NSM sở hữu những thoogn số cực ấn tượng: Tên lửa có trọng lượng 410 kg với đầu nổ 125 kg.

Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, NSM sở hữu những thoogn số cực ấn tượng: Tên lửa có trọng lượng 410 kg với đầu nổ 125 kg.

 Dòng tên lửa này được đưa vào biên chế trong hải quân một số nước từ năm 2012. NSM có tầm bắn 185km, phiên bản đa nhiệm Joint Strike Missile (JSM) có tầm bắn lên tới trên 550km.

Dòng tên lửa này được đưa vào biên chế trong hải quân một số nước từ năm 2012. NSM có tầm bắn 185km, phiên bản đa nhiệm Joint Strike Missile (JSM) có tầm bắn lên tới trên 550km.

 Như vậy, NSM cung cấp hỏa lực cần thiết để các tàu LCS của Mỹ hoạt động trong vùng chống xâm nhập do Trung Quốc hay Nga thiết lập bởi đây là vũ khí hạm không có loại tương tự trên thế giới.

Như vậy, NSM cung cấp hỏa lực cần thiết để các tàu LCS của Mỹ hoạt động trong vùng chống xâm nhập do Trung Quốc hay Nga thiết lập bởi đây là vũ khí hạm không có loại tương tự trên thế giới.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/chien-ham-lcs-my-diet-gon-muc-tieu-bang-ten-lua-nsm-tu-khoang-cach-khong-tuong/20200121092158363