Chính sách người di cư trong tổng thể phát triển đô thị

Việt Nam đang phải đối mặt, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, khi phải tiếp nhận di dân từ miền Tây và miền Đông. Một giải pháp quản lý và điều tiết tình trạng di dân ngoại tỉnh mang tính đồng bộ, tạo hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội, cả về trước mắt cũng như lâu dài... là nội dung tại tọa đàm, do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại VN tổ chức.

Theo các nghiên cứu xã hội mới nhất, vùng đồng bằng sông Hồng “đất chật người đông”, thời gian dư thừa lao động chiếm tới 30 - 40%. Điều đó tất yếu dẫn đến việc một bộ phận người lao động phải ra đi tìm việc ở các thành phố lớn nhằm tăng thêm thu nhập.

Những tác động tích cực có thể thấy, di dân cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các lĩnh vực và các ngành nghề, dịch vụ, nhưng cũng tạo ra áp dụng về kinh tế xã hội như quá tải hạ tầng. Tuy nhiên, di dân ngoại tỉnh vào các đô thị lớn là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển. Do vậy, cần có những biện pháp chủ động nhằm tổ chức thu hút lực lượng lao động theo nhu cầu của thị trường thay vì hạn chế bằng các rào cản hành chính.

Theo các chuyên gia, cần tính toán chính sách về lao động, việc làm, chính sách hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế. Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho người di cư.

Hải Yến - Tùng Dương

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/chinh-sach-nguoi-di-cu-trong-tong-the-phat-trien-do-thi-237339.htm