Chung tay bảo vệ cánh chim trời

Quảng Bình là địa phương có độ che phủ rừng hơn 68%, đứng thứ 2 cả nước. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có nhiều sông, suối, hồ đập, đầm phá nằm xen giữa những cánh rừng xanh tốt. Đây chính là 'thiên đường' để thu hút các loài chim hoang dã, di cư (HD, DC) chọn làm nơi trú ngụ. Điều này đã góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Vì vậy, việc chung tay bảo vệ, giữ gìn chim HD, DC trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ rất quan trọng, cần thiết phải có sự chung tay của cả cộng đồng.'Giờ đây, cứ mỗi lần nhìn ngắm chim trời quanh khu vực này, chúng tôi cảm thấy nhẹ lòng và hạnh phúc lắm. Thỉnh thoảng, khách du lịch và các nhà nghiên cứu cũng đến đây tìm hiểu, chiêm ngưỡng, góp thêm chút công sức để chung tay bảo vệ đàn chim trời. Đáng tiếc là cây xanh chúng tôi trồng hiện có tỷ sống rất thấp do khí hậu, thổ nhưỡng ở đây rất khắc nghiệt. Sắp tới, vợ chồng tôi sẽ chọn thêm những cây xanh phù hợp để trồng lại nhằm 'gọi' thêm nhiều đàn chim HD, DC kéo về đây sinh sống', ông Nguyễn Công Xuân cho biết. Từ năm 2023 đến hết tháng 5/2024, toàn tỉnh đã tổ chức 436 cuộc kiểm tra, tháo gỡ, tiêu hủy, xử lý 8.520 chim mồi giả, 17.641m2 lưới, 67.807 que nhạ, 3 lùm, lán ẩn nấp, 6 máy phát tín hiệu. Ngoài ra, các lực lượng chức năng còn phối hợp thả về môi trường 127 chim mồi sống; phát hiện và xử lý 1 đối tượng có hành vi sử dụng cò giả và que dạ để bẫy bắt chim HD, DC...

Trước tình trạng săn bắt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng chim HD, DC ở nhiều địa phương trong tỉnh vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, những năm trở lại đây, ông Nguyễn Công Xuân, thôn Xuân Bắc 2, xã Hoa Thủy (Lệ Thủy) đã nghĩ ra một cách làm sáng tạo, tâm huyết, đó là trồng rừng vùng nước lợ để… “gọi” chim HD, DC về phá Hạc Hải.

Biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về công tác bảo vệ chim HD, DC, ông Nguyễn Công Xuân phấn khởi “rước” chúng tôi bằng chiếc đò máy băng qua hệ thống kênh đào và sông Kiến Giang để đến với khu đầm phá nằm giáp ranh giữa hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh mà gia đình ông đang sở hữu.

Những bờ bụi và lau lách được gia đình ông Nguyễn Công Xuân (xã Hoa Thủy, Lệ Thủy) giữ lại để tạo môi trường sống an toàn cho các loài chim hoang dã, di cư.

Những bờ bụi và lau lách được gia đình ông Nguyễn Công Xuân (xã Hoa Thủy, Lệ Thủy) giữ lại để tạo môi trường sống an toàn cho các loài chim hoang dã, di cư.

Chỉ tay về phía đàn chim HD bay lượn quanh khu đầm, ông Xuân chia sẻ: Vợ chồng tôi có gần 7ha ở khu vực này. Nếu tính thêm diện tích của người thân nữa thì lên đến hơn 35ha. Trước năm 2005, cả khu vực này là một vùng sình lầy nhiễm phèn mặn, hoang hóa, lắm lau lách. Vì cực khổ, thiếu đất sản xuất nên cả gia đình, họ hàng, người dân trong làng lần lượt kéo nhau ra đây đắp đê ngăn mặn để trồng lúa nước. Quá trình khai hoang đã khiến một số bờ cỏ lau, cây bụi bị mất đi, dẫn tới số lượng đàn chim HD, DC bị giảm đáng kể. Thêm vào đó, hồi trước bản thân tôi cũng có biệt tài “sát chim” nên chim trời bị săn bắt tại khu vực này khá nhiều.

Ông Xuân tâm sự: Nhờ chăm chỉ làm ăn ở vùng đồng hoang, bình quân mỗi năm gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi ròng từ việc bán thóc, cá tôm thả nuôi, đánh bắt được ở vùng đầm phá. Khi cuộc sống khấm khá lên, bản thân ông bắt đầu nhận ra việc sát hại các loài chim HD, DC là việc làm sai, mắc nợ với thiên nhiên nên quyết tâm bỏ hẳn. Ông bắt đầu nghĩ tới việc “chuộc lỗi” bằng những hành động cụ thể… Kể từ năm 2016, hai vợ chồng ông bàn với nhau trích lại một phần thu nhập khi thu hoạch mùa vụ, để khi ra chợ thấy ai có bán chim HD, DC thì mua về thả lại tự nhiên; đồng thời vận động người thân không để cho những người lạ vào khu vực này tận diệt chim trời.

Qua quá trình nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng của các loài chim HD, DC, ông Xuân nhận thấy ngoài nguồn thức ăn thủy sản phong phú ở khu vực này thì cỏ cây rậm rạp cũng chính là “mái nhà” lý tưởng để thu hút thêm nhiều loài chim. Từ đó, ông đứng ra vận động mọi người sau mỗi mùa vụ thu hoạch lúa thì để lại một ít làm thức ăn cho chim; không chặt phát cây bụi, cỏ lau tự nhiên mọc ở dọc bờ đê; đồng thời mua hàng nghìn giống cây lâu năm như dừa nước, dừa xiêm, sú, vẹt, bần, tre, mưng… về trồng quanh khu vực này. Nhờ đó, những năm gần đây, các loài chim HD, như: Le le, ngỗng trời, vịt trời, cò, vạc, diệc, gà nước, sâm cầm… kéo nhau về đây trú ngụ, sinh sôi rất đông đúc.

Những năm gần đây, Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các loài chim HD, DC ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn.

Chim hoang dã đến sinh sôi, nảy nở ở phá Hạc Hải.

Chim hoang dã đến sinh sôi, nảy nở ở phá Hạc Hải.

Theo đó, đối với một số hành vi liên quan đến săn, bắt, giết, vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt trái phép chim HD, DC và tàng trữ, vận chuyển, buôn bán cá thể, bộ phận cơ thể, sản phẩm các loài chim HD, DC có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 300 triệu đồng đối với cá nhân hoặc 600 triệu đồng đối với tổ chức (theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị xử lý hình sự về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo Điều 234; tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm” theo Điều 244, Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung năm 2017...

Ngày càng nhiều loài chim hoang dã, di cư tìm đến trú ngụ và sinh sản ở vùng phá Hạc Hải.

Ngày càng nhiều loài chim hoang dã, di cư tìm đến trú ngụ và sinh sản ở vùng phá Hạc Hải.

Ông Lê Trung Hiền, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho biết, thời gian qua, chi cục đã tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai nhiều giải pháp trọng tâm, như: Đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài chim HD, DC; chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân về quản lý, bảo vệ chim HD, DC; chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm cơ sở tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra thường xuyên nhà hàng, cơ sở kinh doanh, chợ, khu vực trọng điểm, đầu nậu về săn, bắt, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ các loài chim HD, DC; xử lý nghiêm hành vi săn, bắn, bẫy, bắt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ trái pháp luật các loài chim HD, DC; thực hiện biện pháp phòng ngừa dịch bệnh có nguồn gốc từ chim HD, DC; thường xuyên hướng dẫn các chủ rừng, đặc biệt là Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng và Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu-khe Nước Trong tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ loài, hệ sinh thái...

Nguồn Quảng Bình: https://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/202406/chung-tay-bao-ve-canh-chim-troi-2219117/