Chương trình Artemis của Mỹ mất đối tác quan trọng do tác động từ Nga?

Chương trình Artemis (đổ bộ lên mặt trăng trong thế kỷ 21) là một trong những dự án đầy tham vọng và tốn kém của Mỹ.

Dù vậy Nga đã ngăn Mỹ đưa một thành viên quan trọng vào chương trình không gian Artemis của mình. Ông Alex Dubin, nhà phân tích của ấn phẩm National Interest (NI) cho biết.

Dù vậy Nga đã ngăn Mỹ đưa một thành viên quan trọng vào chương trình không gian Artemis của mình. Ông Alex Dubin, nhà phân tích của ấn phẩm National Interest (NI) cho biết.

Chuyên gia này tuyên bố, NASA đã phóng tàu vũ trụ Orion không người lái vào tháng 11 năm 2022 như một phần của chương trình Artemis, mở ra một "kỷ nguyên vũ trụ mới" khi Mỹ tìm cách đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng.

Chuyên gia này tuyên bố, NASA đã phóng tàu vũ trụ Orion không người lái vào tháng 11 năm 2022 như một phần của chương trình Artemis, mở ra một "kỷ nguyên vũ trụ mới" khi Mỹ tìm cách đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng.

Đồng thời, kể từ năm 2020, Washington bắt đầu thúc đẩy thỏa thuận quốc tế Artemis, trong đó các quốc gia khác có thể ký kết với nước Mỹ về việc tham gia chương trình.

Đồng thời, kể từ năm 2020, Washington bắt đầu thúc đẩy thỏa thuận quốc tế Artemis, trong đó các quốc gia khác có thể ký kết với nước Mỹ về việc tham gia chương trình.

Về mặt chính thức, các nguyên tắc của hiệp ước mang tính chất tư vấn và dựa trên việc sử dụng không gian bên ngoài một cách hòa bình và minh bạch. Ngoài ra, họ còn điều chỉnh hoạt động khám phá Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Chổi và tiểu hành tinh.

Về mặt chính thức, các nguyên tắc của hiệp ước mang tính chất tư vấn và dựa trên việc sử dụng không gian bên ngoài một cách hòa bình và minh bạch. Ngoài ra, họ còn điều chỉnh hoạt động khám phá Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Chổi và tiểu hành tinh.

Thỏa thuận này dựa trên Hiệp ước ngoài không gian năm 1967, trong đó nêu rõ Mặt Trăng và các nguồn tài nguyên của nó phải tuân theo nguyên tắc "quyền sở hữu của toàn nhân loại".

Thỏa thuận này dựa trên Hiệp ước ngoài không gian năm 1967, trong đó nêu rõ Mặt Trăng và các nguồn tài nguyên của nó phải tuân theo nguyên tắc "quyền sở hữu của toàn nhân loại".

Hiện tại, 23 quốc gia đang tham gia chương trình Artemis. Đây chủ yếu là các đồng minh của Washington như Anh, Ba Lan, Pháp và Nhật Bản.

Hiện tại, 23 quốc gia đang tham gia chương trình Artemis. Đây chủ yếu là các đồng minh của Washington như Anh, Ba Lan, Pháp và Nhật Bản.

Tuy nhiên một số cường quốc không gian hàng đầu khác bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã không ký kết thỏa thuận do Mỹ thúc đẩy.

Tuy nhiên một số cường quốc không gian hàng đầu khác bao gồm Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã không ký kết thỏa thuận do Mỹ thúc đẩy.

“Trung Quốc và Nga bác bỏ các điều kiện tiên quyết của thỏa thuận. Moskva muốn có vị trí cao hơn, trong khi Bắc Kinh cho biết thỏa thuận là dư thừa và là nỗ lực của Washington chỉ để ngăn chặn tham vọng không gian của họ", tờ NI nói rõ.

“Trung Quốc và Nga bác bỏ các điều kiện tiên quyết của thỏa thuận. Moskva muốn có vị trí cao hơn, trong khi Bắc Kinh cho biết thỏa thuận là dư thừa và là nỗ lực của Washington chỉ để ngăn chặn tham vọng không gian của họ", tờ NI nói rõ.

Trong khi đó, Washington đang cảm thấy lo ngại khi ngày càng có nhiều quốc gia tìm cách khai thác tài nguyên không gian, và điều này không chỉ liên quan đến những người tham gia chương trình Artemis của Mỹ.

Trong khi đó, Washington đang cảm thấy lo ngại khi ngày càng có nhiều quốc gia tìm cách khai thác tài nguyên không gian, và điều này không chỉ liên quan đến những người tham gia chương trình Artemis của Mỹ.

"Các thiên thể có khả năng nắm giữ nguồn tài nguyên trị giá hàng nghìn tỷ USD như helium-3, sắt, niken và vàng, và nhiều quốc gia đang phát triển khả năng khai thác không gian sẽ muốn có một miếng bánh tại đó", ông Alex Dubin bình luận.

"Các thiên thể có khả năng nắm giữ nguồn tài nguyên trị giá hàng nghìn tỷ USD như helium-3, sắt, niken và vàng, và nhiều quốc gia đang phát triển khả năng khai thác không gian sẽ muốn có một miếng bánh tại đó", ông Alex Dubin bình luận.

Vấn đề khác là thực tế là một đồng minh của Mỹ không sẵn sàng ký các thỏa thuận mà Washington soạn thảo vì tác động từ Nga. Chúng ta đang nói về Ấn Độ - quốc gia có chương trình không gian phát triển.

Vấn đề khác là thực tế là một đồng minh của Mỹ không sẵn sàng ký các thỏa thuận mà Washington soạn thảo vì tác động từ Nga. Chúng ta đang nói về Ấn Độ - quốc gia có chương trình không gian phát triển.

Theo tác giả bài viết, Mỹ muốn sử dụng khả năng của Ấn Độ để củng cố an ninh quốc gia của mình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng mối quan hệ giữa Moskva và New Delhi khiến điều này trở nên bất khả thi.

Theo tác giả bài viết, Mỹ muốn sử dụng khả năng của Ấn Độ để củng cố an ninh quốc gia của mình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng mối quan hệ giữa Moskva và New Delhi khiến điều này trở nên bất khả thi.

“Mối quan hệ lịch sử của Ấn Độ với Liên Xô, và bây giờ là với Nga đang làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán liên quan tới chương trình Artemis".

“Mối quan hệ lịch sử của Ấn Độ với Liên Xô, và bây giờ là với Nga đang làm phức tạp thêm các cuộc đàm phán liên quan tới chương trình Artemis".

"Giống như một cách tiếp cận thận trọng đối với vấn đề Ukraine, Ấn Độ có thể chơi an toàn trong thời điểm hiện tại, đưa ra thái độ chờ đợi và quan sát đối với các cấu trúc và nhóm cạnh tranh".

"Giống như một cách tiếp cận thận trọng đối với vấn đề Ukraine, Ấn Độ có thể chơi an toàn trong thời điểm hiện tại, đưa ra thái độ chờ đợi và quan sát đối với các cấu trúc và nhóm cạnh tranh".

"Ấn Độ có thể đơn giản là không ký vào bất kỳ bộ nguyên tắc không gian đa phương nào mà họ tin rằng có lợi cho khối quốc tế này hơn khối khác”, nhà báo Alex Dubin kết luận.

"Ấn Độ có thể đơn giản là không ký vào bất kỳ bộ nguyên tắc không gian đa phương nào mà họ tin rằng có lợi cho khối quốc tế này hơn khối khác”, nhà báo Alex Dubin kết luận.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chuong-trinh-artemis-cua-my-mat-doi-tac-quan-trong-do-tac-dong-tu-nga-post531262.antd