Chuyên gia chỉ rõ loại rau củ mọc mầm hại như thuốc độc và những loại quý hơn thuốc bổ

Trái cây và rau củ có thể ăn được hay không sau khi chúng mọc mầm là vấn đề được nhiều người thắc mắc bấy lâu nay.

Bác sĩ Wang Zhenyun, chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Y tế Dự phòng Lian'an, Đài Loancho biết, loại rau củ quả duy nhất không được ăn sau khi nảy mầm là khoai tây. Lạc và khoai lang có thể ăn được sau khi nảy mầm nhưng mùi vị của chúng sẽ kém đi. Và có một số loại rau sau khi nảy mầm khôngnhững không độc mà còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Khoai tây mọc mầm nhất định không ăn

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bác sĩ Wang Zhenyun cho biết, khi khoai tây bắt đầu mọc mầm sẽ sản sinh ra một lượng lớn độc tố tự nhiên "solanin".Hàm lượng solanin trong mầm (1,34g/kg) cao hơn nhiều trong ruột khoai tây (0,04 - 0,07g/kg) hoặc trong vỏ (0,03 - 0,05g/kg). Độc tố này có khả năngchịu được nhiệt độ cao nên nó sẽvẫn tồn tại ngay cả khi bỏ mầm hoặc nấu ở nhiệt độ cao.

Solanine rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Triệu chứng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt, ảo giác, mất cảm giác, tình trạng tê liệt, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt.

Vì vậy, khoai tây sau khi mua vềnên đặt ở nơi thoáng gió, mát mẻ để giảm khả năng nảy mầm.

Những thực phẩm có thể ăn sau khi nảy mầm

Gừng, lạc, khoai lang, cà rốt, khoai môn và hành tây là những loại rau củ có thể ăn sau khi nảy mầm.

Bác sĩ Wang Zhenyun cho biếthầu hết gừng đều có mầm tại thời điểm mua, gừng nảy mầm thường khô bên trong và xơ, nhưng không có độc tố và có thể yên tâm ăn.

Còn với lạc tươi nếu mơímọc mầm thì vẫn an toàn để ăn, tuy nhiên, bác sĩ Wang Zhenyun nhắc nhở rằng nếu lạcđã nảy mầm và bị mốc sẽ sinh ra độc tôáflatoxin, là một chất cực độc gây ung thư. Độc tính của aflatoxin cao gấp 68 lần so với thạch tín và 10 lần so với kali xyanua, phá hủy mô gan nghiêm trọng.

Khoai lang là loại củ ăn được và vẫn có thể ăn được ngay sau khi mọc mầm, tuy nhiên, vì chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho mầm nên mùi vị và giá trị dinh dưỡng sẽ giảm đi, cà rốt và hành tây cũng tương tự nhưvậy.

Khoai môn khi được trồng ra ruộng đã mọc cành và ra lá nên dù có mọc mầm cũng không cần lo lắng.

Những loại rau củkhi nảy mầm thậm chí còn tốt hơn

Các loại rau an toàn hơn sau khi nảy mầm bao gồm tỏi, đậu nành và rau mầm. Bác sĩ Wang Zhenyun cho biết tỏi mọc mầmcó nhiều lợi ích cho sức khoẻhơn tỏi bình thường. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, thậm chí, tỏi tăng cường chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.

Tỏi mọc mầm sản sinh các hóa chất thực vật là thànhphần quan trọng của các enzym chống oxy hóa của cơ thể con người, có thể giúp các tế bào khỏe mạnh chống lại tác hại của các gốc tự do và tăng cường khả năng chống oxy hóa và khả năng miễn dịch. Nó cũng có thể giúp trao đổi chất, vì vậy tỏi có giá trị dinh dưỡng cao hơn sau khi nảy mầm.

Tỏi mọc mầm cũng chứa nhiều hợp chất ức chế hoạt động của các chất sinh ung thư. Nó cũng ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám và bảo vệ tim.

Đậu nànhlà một nguồn protein thực vật chất lượng cao, có thể giúp giảm nồng độ cholesterol. Mầm đậu nành là loại rau và rất giàu chất xơ,có chứa nhiều vitamin A và β-carotene.

Rau mầm cũngrất giàu chất xơ, có thể là nguồn cung cấp rau tốt cho người kiểm soát cân nặng, nên ăn kèm với các loại rau khác để đạt được hiệu quả cân bằng.

Theo Minh Minh/Phụ nữ Việt Nam

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/chuyen-gia-chi-ro-loai-rau-cu-moc-mam-hai-nhu-thuoc-doc-va-nhung-loai-quy-hon-thuoc-bo/20201013082818767