Cô giáo khởi nghiệp thành công với thương hiệu 'Lá khô handmade'

Cô giáo Nguyễn Như Sinh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã sử dụng lá cây để tạo ra những sản phẩm độc đáo và gây được tiếng vang trong cộng đồng khởi nghiệp.

 Xuất phát từ niềm yêu thích đồ thủ công với cây, cỏ, khi thấy các sản phẩm độc đáo được làm từ lá cây trên internet, chị Nguyễn Như Sinh (34 tuổi, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - hiện đang là giáo viên Âm nhạc tại trường THCS Nguyễn Du) đã mày mò làm thử vài sản phẩm trang trí bằng lá bồ đề.

Xuất phát từ niềm yêu thích đồ thủ công với cây, cỏ, khi thấy các sản phẩm độc đáo được làm từ lá cây trên internet, chị Nguyễn Như Sinh (34 tuổi, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam - hiện đang là giáo viên Âm nhạc tại trường THCS Nguyễn Du) đã mày mò làm thử vài sản phẩm trang trí bằng lá bồ đề.

Khi tung sản phẩm ra thị trường, “Lá khô handmade” của chị Sinh được mọi người đón nhận, kết nối quảng bá, giới thiệu ở nhiều sự kiện, hoạt động về khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Khi tung sản phẩm ra thị trường, “Lá khô handmade” của chị Sinh được mọi người đón nhận, kết nối quảng bá, giới thiệu ở nhiều sự kiện, hoạt động về khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh.

 Năm 2022, dự án “Lá khô handmade” đã liên tiếp đoạt giải Nhì tại 2 cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo miền Trung - Tây Nguyên” và cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” do Trung ương Đoàn tổ chức.

Năm 2022, dự án “Lá khô handmade” đã liên tiếp đoạt giải Nhì tại 2 cuộc thi “Tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo miền Trung - Tây Nguyên” và cuộc thi “Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn” do Trung ương Đoàn tổ chức.

 Chị Sinh cho biết, các lá cây được chị sử dụng là lá bồ đề, lá bàng, bằng lăng... Lá sử dụng đẹp nhất khi chuẩn bị rụng xuống, gân sẽ đẹp, lá thẳng, sạch, không bị sâu. Lá mang về ngâm 1 – 2 tháng, sau đó lấy bót chải cho trôi diệp lục chỉ còn gân lá thì mình phơi khô, nhuộm màu để tạo ra sản phẩm.

Chị Sinh cho biết, các lá cây được chị sử dụng là lá bồ đề, lá bàng, bằng lăng... Lá sử dụng đẹp nhất khi chuẩn bị rụng xuống, gân sẽ đẹp, lá thẳng, sạch, không bị sâu. Lá mang về ngâm 1 – 2 tháng, sau đó lấy bót chải cho trôi diệp lục chỉ còn gân lá thì mình phơi khô, nhuộm màu để tạo ra sản phẩm.

Các sản phẩm đều được làm thủ công hoàn toàn. Mỗi lá đều khác nhau nên mỗi sản phẩm tạo ra đều là một sự khác biệt.

Các sản phẩm đều được làm thủ công hoàn toàn. Mỗi lá đều khác nhau nên mỗi sản phẩm tạo ra đều là một sự khác biệt.

Chủ đề chính trong các bức tranh của cô giáo Như Sinh chủ yếu là tranh phong thủy về các linh vật hoặc thư pháp.

Chủ đề chính trong các bức tranh của cô giáo Như Sinh chủ yếu là tranh phong thủy về các linh vật hoặc thư pháp.

 Sản phẩm hình Linh vật con mèo chào Tết Quý Mão 2023.

Sản phẩm hình Linh vật con mèo chào Tết Quý Mão 2023.

 Mỗi tháng chị Sinh bán tầm 100-150 các bức tranh nghệ thuật lớn nhỏ, mỗi tác phẩm có giá từ 200.000 - 3 triệu đồng và nhiều sản phẩm khác như lá bồ đề trang trí, mũ, nón cũng được nhiều khách hàng quan tâm đặt hàng.

Mỗi tháng chị Sinh bán tầm 100-150 các bức tranh nghệ thuật lớn nhỏ, mỗi tác phẩm có giá từ 200.000 - 3 triệu đồng và nhiều sản phẩm khác như lá bồ đề trang trí, mũ, nón cũng được nhiều khách hàng quan tâm đặt hàng.

 Đối với chị Sinh, lá cây là một nguồn tài nguyên quan trọng, nên chị mới có câu slogan “Lá lìa cành chưa hẳn hết màu xanh” cho thương hiệu của mình. "Màu xanh làm đẹp cho đời, cũng là màu gửi gắm đến cộng đồng bảo vệ môi trường, là màu hi vọng đối với những người yếu thế. Tôi muốn mang đến những điều may mắn thông qua những chiếc lá, bức tranh", chị Sinh chia sẻ

Đối với chị Sinh, lá cây là một nguồn tài nguyên quan trọng, nên chị mới có câu slogan “Lá lìa cành chưa hẳn hết màu xanh” cho thương hiệu của mình. "Màu xanh làm đẹp cho đời, cũng là màu gửi gắm đến cộng đồng bảo vệ môi trường, là màu hi vọng đối với những người yếu thế. Tôi muốn mang đến những điều may mắn thông qua những chiếc lá, bức tranh", chị Sinh chia sẻ

 Dự định trong thời gian tới, chị Sinh cho biết sẽ ưu tiên giúp đỡ cho các bạn khuyết tật ở địa phương có niềm yêu thích với nghệ thuật tạo ra những sản phẩm handmade độc đáo, đồng thời muốn nâng tầm giá trị của mỗi bức tranh bằng cách ứng dụng công nghệ số.

Dự định trong thời gian tới, chị Sinh cho biết sẽ ưu tiên giúp đỡ cho các bạn khuyết tật ở địa phương có niềm yêu thích với nghệ thuật tạo ra những sản phẩm handmade độc đáo, đồng thời muốn nâng tầm giá trị của mỗi bức tranh bằng cách ứng dụng công nghệ số.

“Mọi thứ chỉ đang bắt đầu, năm 2023 này tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn, giúp những bạn khuyết tật tại địa phương yêu thích nghệ thuật bằng cách hỗ trợ dạy, có được sản phẩm và hỗ trợ tiêu thụ. Bên cạnh đó, tôi cũng đang ấp ủ ý tưởng thực hiện dự án thời trang lá khô để có thể giới thiệu, quảng bá đến nhiều nơi”, chị Sinh nói.

“Mọi thứ chỉ đang bắt đầu, năm 2023 này tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn, giúp những bạn khuyết tật tại địa phương yêu thích nghệ thuật bằng cách hỗ trợ dạy, có được sản phẩm và hỗ trợ tiêu thụ. Bên cạnh đó, tôi cũng đang ấp ủ ý tưởng thực hiện dự án thời trang lá khô để có thể giới thiệu, quảng bá đến nhiều nơi”, chị Sinh nói.

Ông Phạm Ngọc Sinh – Phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ - Trưởng Ban Điều hành Hỗ trợ Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Quảng Nam cho biết, dự án "Lá khô handmade" của chị Nguyễn Như Sinh được cộng đồng khởi nghiệp đánh giá cao. Đây là dự án giàu cảm xúc, chạm đến trái tim khách hàng với slogan thú vị “Lá lìa cành chưa hẳn hết màu xanh” như trao cho khách hàng giá trị và ước mơ từ những chiếc lá tưởng chừng như bị bỏ đi.

Điều thú vị hơn, khi tác giả sử dụng lá bồ đề có hình trái tim và yếu tố tâm linh của người Việt. Sự hội tụ các yếu tố cùng với tài năng sáng tạo, đã đưa “Lá khô handmade” của Như Sinh được mọi người công nhận và đạt được nhiều giải thưởng lớn trong năm 2022.

Hạ Vĩ

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/co-giao-khoi-nghiep-thanh-cong-voi-thuong-hieu-la-kho-handmade-239817.html